Lịch sử của chiếc bánh cổ truyền Việt Nam
Một dân tộc mấy nghìn năm văn hiến chắc chắn sẽ không thể thiếu đi sự đa dạng và tinh túy trong những món ăn. Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, kể sương sương cũng đã tới trăm món bánh cổ truyền từ bánh tét, bánh đúc, bánh gạo, bánh bò, bánh tiêu, bánh tằm,... toàn là những cái tên quen thuộc thuở tấm bé đúng không cả nhà?
Bánh cổ truyền của Việt Nam cực ngon
Những chiếc bánh cổ truyền Việt Nam ấy được lấy cảm hứng từ những nguyên liệu dân dã nhất, đậm chất vùng miền nhất và cũng mang những cái tên giản dị nhất. Ngày nay chúng ta thường sẽ tiếp xúc với những loại bánh du nhập từ nước ngoài như bánh bạch tuộc, bánh kem, bánh tiramisu, socola,... mà đôi khi lại quên mất những món bánh quen thuộc trong bộ sưu tập các loại bánh cổ truyền của Việt Nam...
>>> Xem thêm: bánh kem hương vị Việt cổ truyền thú vị
Tìm lại những loại bánh cổ truyền của Việt Nam
Bánh xèo miền tây - xứng danh pizza Việt Nam
Mỹ có pizza thì Việt Nam chúng ta có bánh xèo, một chín một mười hay thậm chí là còn ngon hơn, hợp với khẩu vị người Việt hơn! Màu sắc vàng rực đặc trưng của bột bánh xèo cũng những thứ "topping" cây nhà lá vườn: rau giá, thịt heo, đậu xanh, tép bầu,... cùng hòa quyện vào những lá rau cuốn chấm vào chén nước mắm tỏi ớt... Quả thực là mỹ vị nhân gian...
Bánh xèo miền Tây ngon cực
Bánh xèo miền Trung cũng có chút khác biệt với bánh xèo miền Tây, được đổ vào những chiếc chảo nhỏ bằng bàn tay thay vì chiếc chảo to đùng yêu thích của miền tây. Bánh xèo dễ làm, bột bánh xèo hoàn toàn có thể mua loại pha sẵn ở các siêu thị vẫn có thể cho ra lò những cái bánh xèo mang đậm hương vị cổ truyền Việt Nam.
Bánh da lợn - tên rất gia súc nhưng lại rất ngon
Bánh da lợn chắc chắn là một cái tên hay ho đối với người lần đầu nghe nhắc tới. Tuy nhiên, khác với tên gọi này, chiếc bánh da lợn thực chất là hàng loạt các miếng bột xếp chồng lên nhau xen giữa các lớp đậu xanh ngòn ngọt mát lành lạnh nhìn rất thích mắt.
Ảnh bánh da lợn lá dứa cổ truyền
Vẻ đẹp cổ truyền của bánh da lợn không chỉ nằm ở tên gọi hay cách làm mà còn nằm ở nguyên liệu làm bánh. Đậu xanh, bột lọc cùng màu xanh lá cây 100% tự nhiên chiết xuất từ lá dứa chính là màu sắc của tuổi thơ, là hương vị quen thuộc của tuổi thơ bao người. Ngày nay, bánh da lợn vẫn còn được bày bán khá phổ biến vào buổi sáng nhé, có cơ hội bạn hãy mua dùng thử để ôn lại kỷ niệm đi nào...
>>>> Tiệm bánh kem quận 11 gia truyền
Sự tích bánh chưng - bánh giầy huyền thoại bánh cổ truyền
Bánh chưng bánh giầy - đặc trưng bánh cổ truyền Hà Nội
Chương trình ngữ văn trung học đã từng giới thiệu tới chúng ta một tác phẩm thú vị kể về câu chuyện thú vị của chiếc bánh chưng bánh giầy - những món bánh được xem là truyền thống nhất, cổ truyền nhất trong các loại bánh cổ truyền.
Hình bánh chưng đặc trưng Việt Nam cổ truyền
Bánh chưng và bánh giầy lấy hình tượng trời và đất, lấy nguyên liệu gắn với cuộc sống sinh hoạt của người dân như gạo nếp, dưa hành, thịt mỡ làm nên hương vị dân dã bùi ngùi. Hình tượng bánh chưng bánh giầy cứ đến dịp Tết lại làm lòng người nôn nao, háo hức cùng quây quần bên gia đình canh nồi bánh chưng suốt đêm giao thừa.
Bánh tét miền Nam hòa quyện văn hóa cổ truyền
Cũng có hình thức làm bánh gần giống bánh chưng nhưng ở miền Nam lại có một món bánh biến thể: thay lá dong thành lá chuối, thay nhân thịt mỡ dưa hành thành nhân chuối. Và rồi chúng ta có một món bánh cũng có bề dày lịch sử cộm cán: bánh tét. Bánh tét chính là món ăn cổ truyền được yêu thích bậc nhất trong dịp tết của người dân miền Nam.
Món bánh giầy quen thuộc ở Việt Nam
Như vậy có thể thấy, các loại bánh cổ truyền Việt Nam có rất nhiều, từ nguyên liệu tới vùng miền đều đa dạng và một điểm may mắn là tất cả những giá trị cổ truyền này vẫn tiếp tục đi cùng người dân Việt Nam, không bị những món ăn hiện đại làm mất đi bản sắc vốn có. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều món bánh kết hợp cổ truyền và hiện đại tạo được hiệu ứng rất tốt, mở đường cho văn hóa ẩm thực quốc tế...
>>> Bài viết: Bánh sinh nhật xúc động tặng người thầy dạy võ cổ truyền
>>> Bài viết: Bánh sinh nhật xúc động tặng người thầy dạy võ cổ truyền
0 nhận xét: