1,Thái Tổ trường quyền
Lịch sử ghi chép rằng thưở thiếu thời Triệu Khuông Dẫn lúc còn chưa lên làm hoàng đế Trung Hoa sau này mở ra triều đại nhà Tống, ông đã từng lên Thiếu lâm tự để học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm sau khi sáng tác ra Tam Thập Nhị Thế Trường Quyền (32 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền-Thích Kế quang ghi) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền.
Thái tổ trường quyền mang đặc trưng của Thiếu lâm bắc phái, đó là các chiêu thức rộng, khoáng đạt, đặc biệt chú trọng đến sự kết hợp mật thiết giữa nhãn pháp và thân pháp, khi đánh toát lên sự phóng khoáng, dũng mãnh.
Quyền pháp Thái tổ trường quyền chú trọng đến thực chiến, công thủ toàn diện, đi quyền nhanh như gió, xuất đòn tựa tia chớp, tay trước lãnh, tay sau nhanh chóng bắt kịp, thủ pháp luân chuyển liên hồi một mạch.
Trong quá trình luyện Thái tổ trường quyền, trước tiên phải tập kỹ cơ bản công của bài quyền này.Nội dung cơ bản công gồm “Tam hình”, “Ngũ công”, Tam hình là đầu, thủ(tay) và bộ(tấn), Ngũ công là cánh tay, cước, eo, trang và khí.Những nội dung này yêu cầu phải thực hiện thấu đáo, sát thực giữa lý thuyết và yếu lĩnh thực tế, bởi vì chúng có mối quan hệ tương hỗ,vừa bổ sung, vừa chế ước nhau.
Tham khảo Thái tổ trường quyền tại link sau:
http://v.ku6.com/show/Rbn9sXPDn1aorB9c.html
2,Pháo quyền
Thiếu lâm pháo quyền được thiền sư Phúc Cư sáng tác dựa trên “Thập bát gia đoản đả”, sau đó hoàn chỉnh thành bài quyền vào thời nhà Tống. Trong “Pháo quyền La vương truyện ca quyết” có đại ý ghi rằng:”Pháo quyền như một tinh hoa quyền thuật của Thiếu lâm, mỗi chiêu thức như thông thiên địa; thủ, thân,bộ pháp dũng mãnh như gió cuốn, quyền đánh như xuất pháo, thân uyển chuyển tựa giao long...”
Thiếu lâm pháo quyền là một trong những bài quyền cổ điển và thuộc một trong Thập đại danh quyền của Thiếu lâm tự. Các động tác của bài quyền được thực hiện liên hoàn, tên của chúng cũng mang ý nghĩa đặc biệt như: Truy phong pháo, Ngọa tâm pháo, Phi vân pháo, Liên hoàn pháo, Nghênh diện pháo, Thông thiên pháo...
Bài quyền này khi luyện yêu cầu: Nội khí luôn sung mãn, ngoại hình phải uyển chuyển, tung thân nhanh lẹ, lạc địa cần phải nhẹ nhàng, đánh phải áp sát đối phương, quyền thủ tựa pháo. Khi luyện lâu rồi, quyền pháp như nã pháo, uy lực vô song.
Tham khảo Pháo quyền tại link sau:
http://v.ku6.com/show/L5F2_N14nfamSd3h.html
3,Tiểu Hồng Quyền
Tiểu hồng quyền là một trong những bài quyền cổ xưa và cơ bản nhất của phái Thiếu lâm, nó cũng được liệt vào danh sách một trong Thập đại danh quyền của môn phái.Bài quyền này là bắt buộc đối với bất kỳ ai theo tập Thiếu lâm quyền.Tứ bộ của Tiểu hồng quyền gồm có: Tịnh bộ, cung bộ, mã bộ, đốn bộ và hư bộ.Thủ hình bao gồm: quyền, ngũ hoa trảo.Thủ pháp có: thôi chưởng(đẩy chưởng), thương thủ (gạt tay), bản thủ (lật tay), trảm thủ(chặt tay), lượng thủ (vuốt tay), lán thủ (chặn tay)...Quyền pháp có: xung quyền(phóng quyền), phách quyền (chém quyền), liêu quyền (hất tay quyền), trát quyền (bổ quyền)...Cước pháp có: đá móc, đá bật..Thân pháp chú trọng đến chuyển thân, thu thân...Tư thế bài quyền thường nhỏ gọn, yêu cầu nhanh nhẹn, tiết tấu vừa phải, động tác chặt chẽ, có lực.Mỗi chiêu pháp của bài quyền đều mang hàm ý công thủ, chú trọng thực chiến, từ đầu đến khi kết thúc đều thực hiện trên một đường thẳng, thể hiện một trong những đặc điểm nổi bật của Thiếu lâm quyền.
Tham khảo Tiểu hồng quyền tại link sau:
http://video.sina.com.cn/v/b/33682510-1272053512.html#15443431
4, Lục hợp quyền
Thiếu lâm Lục hợp quyền hay còn gọi là Thiếu lâm Lục hợp thủ hoặc Thiếu lâm Lục hợp chùy, là một trong thập đại danh quyền của Thiếu lâm tự.Đây là bài quyền thường được diễn luyện bởi hai người, tập đối kháng, được coi là một trong những bài tập hướng dẫn cho các võ tăng sâu sát trong việc vận dụng quyền thuật Thiếu lâm vào thực chiến.
Thiếu lâm Lục hợp quyền là một minh chứng lý giải cách sử dụng “Lục hợp tiểu hồng chùy” (Tiểu hồng quyền) và “Thanh long xuất hải quyền” để phá giải đòn đánh của đối phương.Thiếu lâm Lục hợp quyền được chia thành 6 lộ, gọi là lục hợp bởi sự liên kết giữa Ngoại tam hợp và Nội tam hợp.Lộ 1 bao gồm 100 chiêu công thủ, lộ 2 gồm 68 chiêu công thủ, lộ 3 gồm 64 chiêu công thủ, lộ 4 gồm 76 chiêu công thủ, lộ 5 cũng gồm 76 chiêu công thủ, lộ 6 gồm 88 chiêu công thủ, tổng cộng có 472 chiêu tất cả.
Nội dung quan trọng của Lục hợp quyền là muốn đem lại cho người tập trong lúc luyện đối kháng có thể đạt được những thứ mà khi đơn luyện không thể dễ dàng có được, đó là khoảng cách về thời gian, cảm giác về cự ly, tốc độ, năng lực phản xạ...
Tương truyền, Lục hợp quyền do tục gia đệ tử “Thần thủ” Trương Cần – một vị võ tăng- vào cuối thời nhà Minh- đem truyền cho dân gian. Bài quyền này không được truyền bá ra bên ngoài nhiều là bởi vì qui định Thiếu lâm lục hợp thủ không được truyền ngoại, do đó mà các vị cao tăng khi nhận đệ tử cũng rât nghiêm khắc, chọn lọc kỹ lưỡng.Đệ tử được lựa chọn học nghệ thì cũng chỉ được sư phụ ngôn truyền thân thụ, khẩu truyền tâm thụ mà thôi.
Lục hợp quyền được coi là bảo vật trấn tự của môn phái Thiếu lâm, trải qua biết bao đời cao tăng tu luyện và hoàn thiện, ngày nay nó đã trở nên tinh diệu vô biên.
Bài quyền này có một số đặc điểm nổi bật sau:
Kết cấu chặt chẽ
Bài quyền từ khi khởi thức đến khi kết thúc có bố cục hết sức hợp lý, các động tác liên kết chặt chẽ, liên hoàn và rất rõ ràng.
Chiêu pháp tấn công mãnh liệt
Trong bài quyền, phàm là người xuất chiêu công thì một là mạnh, hai là liên tục; công phải mạnh thì mới phá được vậy.
Công thủ kiên cố
Mỗi một thế trong bài quyền đều bao gồm 2 chiêu, một dùng để công và một dùng để thủ, khi đánh thì phải lo phòng thủ.Người tập lâu sẽ có thể vận dụng linh hoạt, có lợi cho thực chiến.
Bộ pháp đơn giản, tiến thoái linh hoạt
Bộ pháp bài quyền khá đơn giản, phần nhiều sử dụng cung bộ, hư bộ và mã bộ.Cung bộ thường được dùng khi tấn công trực diện.
Dương đông kích tây
Bài quyền lưu ý đến việc sử dụng hư chiêu để mê dụ đối phương, đánh lạc hướng để có thời cơ công phá, như các thế “Lãng tử đàn cầu”, “Hồng hầu thụ thân” trong lộ 3.
Áp sát cận địch
Trong lộ 1 và lộ 3 của bài quyền đa phần áp dụng cách đánh áp sát đối phương nhằm công các chỗ hiểm yếu hoặc nắm bắt bố vị yếu hại nào đó.Điều này không những thể hiện việc vận dụng thấu đáo nhãn, thân, thủ pháp...mà còn là cách để kiểm chứng cách ứng dụng từng chiêu thức.
Tham khảo Lục hợp quyền tại link sau:
http://v.youku.com/v_show/id_XNTk4NzkxNjg=.html
5,Thất Tinh Quyền
Thiếu lâm Thất tinh quyền có các động tác nhỏ gọn , tinh túy, linh hoạt và đa biến, thể hiện một trong những đặc điểm của quyền thuật Thiếu lâm, đó là”quyền đánh nơi trâu nằm”.Bài quyền này được lưu truyền khá rộng rãi, khi luyện thì động như miêu, hành như hổ, chiếu với vị trí sao Thổ trung tâm trong vũ trụ. Bộ hình, bộ pháp của bài quyền khá độc đáo, hai chân tịnh bộ sát nhau, chân sau kế liền chân trước, tục gọi là tiểu thu thân. Kiểu bộ pháp này khi thực hiện cũng chính là cách để kiểm chứng mức độ uyên thâm của người luyện Thiếu lâm quyền.
Đặc điểm của bài quyền này là: thủ pháp lanh lợi, cước pháp biến đổi thần kỳ, thân pháp mau lẹ, khoáng đạt.Thủ, nhãn, thân, bộ, tinh, khí, thần hợp nhất, khí thế hùng dũng.
Tham khảo Thất tinh quyền tại link sau:
http://v.youku.com/v_show/id_XMTg4MTA4NTk2.html
6,Trường hộ tâm ý môn quyền
Thiếu lâm Trường hộ tâm ý môn quyền là một trong những bài quyền kinh điển của Thiếu lâm tự, một trong Thập đại danh quyền nổi tiếng.Bài quyền này chú trọng đến phương pháp kỹ kích, hướng nhiều đến thực chiến. Nội dung bài quyền phong phú, chiêu pháp đa dạng, được coi là một trong những bài quyền Thiếu lâm có nhiều động tác nhất. Trường hộ tâm ý môn quyền cương kiện có lực, yêu cầu sự vận dụng phối hợp chặt chẽ gữa động tác với khí.
Ngoài ra, bài quyền này có điểm không giống với các bài quyền khác, đó là sự thể hiện “Hồi thủ đới câu”, ‘Thân dĩ cổn nhi tiến, thủ dĩ cổn nhi xuất”, nghĩa là khi thu thủ thì chuyển câu, thân thủ tương tùy, phối hợp theo nhau.
Tham khảo Trường hộ tâm ý môn quyền tại link sau:
http://video.sina.com.cn/v/b/19288757-1558462375.html
7,Kim Cương quyền
Thiếu lâm Kim cương quyền là một trong những bài quyền công phu mức thượng thừa của Thiếu lâm tự, không hổ danh là một trong Thập đại danh quyền Thiếu lâm.Nội dung bài quyền lấy kỹ kích làm chủ, trường kích đoản đả, nhanh mạnh, biên hóa khôn lường, tay thủ sắc như tên, tiến thoái linh hoạt. Đặc điểm bài quyền nhấn mạnh đến luyện tập công pháp như : đỉnh công, miêu công, sa bao công, trang công, đôn công.Đồng thời, lưu ý đến sự vận dụng các tay quyền như: xung quyến, trát quyền, phiên quyền...
Bài quyền giúp người luyện có đôi tay cứng như thép, có thể công phá các vật cứng như gạch, ván gỗ, đá...thể hiện uy lực ra đòn trong thực chiến.
Tham khảo Kim cương quyền tại link sau:
http://v.ku6.com/show/6QNXsexruEts5gHj.html
8,La Hán Quyền
La hán quyền là một trong những bài quyền kungfu bí truyền của Thiếu lâm tự.Đặc điểm bài quyền thiên về kỹ kích, chiến đấu, có kết cấu chặt chẽ, giá thức hoàn chỉnh.
Tục truyền rằng, đời Lương, Đạt Ma sư tổ hành cước phương Nam, trú lại Thiếu Lâm tự, thấy tăng chúng yếu mệt rệu rã, Ngài phán: “Phật pháp tuy ở ngoài thân xác, nhưng muốn đạt được chân tu, trước hết thân xác phải khỏe mạnh, sau đó linh hồn mới dễ ngộ đạo". Ngài bèn dạy cho chúng đệ tử các thuật luyện công, trong đó có 18 phép luyện tập cường gân tráng cốt, gọi là Thập bát La Hán thủ - thủ pháp khai tông mà Đạt Ma truyền lại.
Đến thời nhà Kim, Bạch Ngọc Phong vào chùa Thiếu lâm tu luyện thành công Thập bát thủ, dung hòa và biến hóa thêm thành 118 thủ, tiến hiệu gọi là Tiên thiên La hán quyền nguyên thủy Thập bát thủ, còn 118 thủ nhà họ Bạch thì gọi là Hậu thiên La hán quyền. Cả hai hệ thống này sau được các võ tăng chỉnh biên lại, kết hợp với dáng dấp, hình dạng, biểu cảm của 18 La hán thành La hán quyền như ngày nay.
La hán quyền được chia thành hai loại chính: Tiểu la hán quyền và Đại la hán quyền với nhiệu lộ khác nhau.
Tham khảo La hán quyền tại link sau:
http://video.sina.com.cn/v/b/20343604-1609206405.html
9,Mai hoa quyền
Thiếu lâm mai hoa quyền là một trong những bài quyền đặc sắc của Thiếu lâm tự.Các động tác của bài quyền thư triển, phóng khoáng, kết cấu hoàn chỉnh, phong cách độc đáo, tiền xung hậu đả, động tác theo thân pháp lúc lên lúc xuống như sóng, biến hóa đa dạng, chiêu pháp liên hoàn, quyền lộ như cánh hoa mai nên được gọi là Mai hoa quyền.Bài quyền này thích hợp với những người đã có cơ sở về Thiếu lâm quyền.
Tham khảo Mai hoa quyền tại link sau:
http://v.ku6.com/show/ZxWA6AU8jidvHtt3.html
10, Thông tý quyền
Thiếu lâm Thông tý quyền là bài quyền được nhiều đời các vị cao tăng biên soạn, đúc kết, chỉnh lý hoàn thiện. Trong các động tác liên hoàn của quyền, chưởng, trừu (chỏ) và tý (cánh tay) thì chủ yếu lấy nguồn lực từ cánh tay, sau đó quán xuyến ra các thủ pháp trên.Bộ pháp của bài quyền bao gồm: cung bộ, mã bộ, phốc bộ, kết hợp với thôi chưởng, trát quyền, phách cước.Hệ thống Thông tý quyền được chia thành Đại thông tý quyền và Tiểu thông tý quyền.
Tham khảo Thông tý quyền tại link sau:
http://v.ku6.com/show/9qBap-XzhGcFheiQ.html
0 nhận xét: