Vào thời đại phong kiến, nhiều ngành võ thuật chiến đấu thịnh hành trong giới Samurai ở Nhật, chẳng hạn Cung đạo, Kiếm đạo, thuật cưỡi ngựa, cách dùng giáo mác và những món binh khí khác. Những ngành võ thuật này không nhiều thì ít cũng đã quen thuộc đối với các nước Tây phương, được người Tây phương tập luyện và sử dụng rất tinh phục, tuy rằng phương pháp và hình thức không giống hẳn ở Nhật. Nhưng sự khéo léo đặc biệt đạt thắng lợi bằng cách khuất phục trước sức mạnh của địch thủ thì thật là môn võ đặc thù của Nhật Bản, không hề có một môn võ nào tương tự như thế ở Tây phương được biết đến, hay ít nhất được người ta tập luyện và sử dụng.
KHÔNG PHẢI VÕ TRUNG HOA
Mặc dù nguồn gốc đích thực của môn Jujistu không rõ ràng, và không có một ngày tháng nào nhất định được chứng minh là ngày đầu tiên xuất hiện của môn võ, nhưng chắc chắn đó là một môn võ thuần túy Nhật Bản và hoàn toàn không có chuyện xuất phát từ Trung Hoa như một số người đã tưởng. Biết bao nhiêu người, ngay cả một vài người thận trọng, cũng đã cho rằng một nhà sư Trung Hoa, tên là Trần Nguyên Tán, mang môn Kempo, môn “đá và đánh” tới Nhật Bản dạy cho ba chàng Hiệp sĩ lang thang tên là Fukuno, Isogai, và Miura. Những người này, sau khi chính mình nghiên cứu kỹ lưỡng, lập ra ba chi phái Jujitsu độc lập với nhau. Thật ra, cũng có nhà sư Trung Hoa nói trên trốn thoát những hỗn loạn xảy ra vào cuối triều Minh bên Trung Hoa đã đến Nhật khoảng năm 1659 (năm thứ hai đời Manji), năm triều đại này kết thúc. Trần Nguyên Tán nổi tiếng mấy năm ở tỉnh Owari nơi ông thường làm thơ với một nhà thơ người Nhật, rồi qua đời năm 1671 (năm thứ 11 đời Kanbun), cùng trong tỉnh đó. Mộ thạch của ông nằm trong nghĩa địa Kenchuj tại Nagoya. Không có gì chắc chắn là ông biết ít nhiều về môn Kempo và kích thích sự tiến bộ của môn Jujitsu Nhật Bản. Lại càng hoàn toàn không thể tin được rằng ông là người đầu tiên đem môn Jujitsu vào Nhật Bản, bởi vì môn Kempo của Trung Hoa, được người ta nói là do ông du nhập, hoàn toàn khác biệt với môn Jujitsu Nhật Bản và bởi vì một vài môn giống môn Jujitsu có thể tìm thấy ở Nhật trước thời Trần Nguyên Tán. Hơn nữa, có thể vì nền văn minh Trung Hoa lúc bấy giờ được ưa chuộng như nền văn minh Tây phương ngày nay, cho nên nguồn gốc của môn Jujitsu được gán cho Trung Hoa với mục đích dễ phổ biến trong quần chúng. Ta có thể thấy nhiều trường hợp tương tự trong những môn võ và những sáng tạo khác cũng bị gán cho cái nguồn gốc Trung Hoa, mặc dù chúng hoàn toàn của Nhật Bản trong sự phát sinh cùng phát triển.
Các sách vở có liên quan đến lịch sử môn Jujitsu rất hiếm và không xác thực. Mặc dầu có nhiều bản thảo của các chi phái khác nhau của môn võ, chúng bị các võ sư dấu kín và chỉ cho các môn sinh có trình độ đặc biệt cao xem mà thôi với lời thề sẽ không bao giờ tiết lộ những điều ghi chép trong đó. Những thủ bản ấy không giá trị lắm như người ta thường tưởng, bởi vì chúng thường mâu thuẫn nhau và nhiều khi lố bịch nữa dù rằng khảo cứu chúng kỹ lưỡng đem lại rất nhiều thích thú và làm sáng tỏ phần nào lịch sử môn võ. Hiện giờ, người ta không thể kể hết các chi phái (Ryu) của môn Jujitsu, và chỉ có thể đề cập đến một ít chi phái được coi là siêu việt nhất. Trong số một trăm chi phái ra đời, phái cổ nhất là Taken Ouchi Riu, có người nói rằng do Takenou Hisamori, một người ở Sakushu, sáng lập năm 1532 (năm đầu triều đại Tenbun). Mặc dù con số này không đáng tin cậy lắm và mặc dù chi phái này dạy môn Kogusoku, hay là thuật dùng tay bắt lấy địch thủ, có đôi phần khác biệt với môn Jujitsu thuần chất, người ta cũng không thể nghi ngờ về điểm nó được thiết lập một thời gian trước khi Trần Nguyên Tán đến Nhật và nó có thể được xem như chi phái đầu tiên dạy một môn võ tương tự môn Jujitsu.
Tiếp đến là một chi phái gọi là Kito-Ryu, do ông Fukuno Shichiro-Emon, quê quán ở Tamba, sáng lập vào khoảng giữa thế kỷ 17 (Kanyei). Liên quan mật thiết với chi phái này là chi phái Jikishin Ryu, sáng Tổ là ông Terada Kan Emon, quê ở Unshu, người đồng thời với Fukuno. Có nhiều mâu thuẫn về sự liên hệ giữa hai người này. Một vài bản thảo viết rằng Fukuno là sư phụ của Terada, trong khi những tài liệu khác bảo ngược lại. Mặc dù không thể quyết định về điểm mâu thuẫn này, chúng ta cũng có thể quả quyết rằng cả hai người, Fukuno và Terada, sống vào giữa thế kỷ 17, có liên hệ mật thiết với nhau, và đã lập ra hai chi phái Jujitsu khác biệt, mấy năm trước thời Trần Nguyên Tán. Có thể họ đã thấy và nghe nhà sư này, và nhờ đó biết ít nhiều về môn Kempo của Trung Hoa. Dù sao đi nữa, hai phái này vẫn được coi là những chi phái cổ nhất của môn Jujitsu chính thống. Chi phái Kiushin Ryu được thiết lập bởi InugamiNagakatsu, quê ở Omi. Mặc dù thời gian sáng lập của nó không mấy chắc chắn, nhưng có một vài lý do khiến ta tin rằng chi phái ấy lại là một nhánh của chi phái Kito Ryu nói trên. Inugami Gunpei, cháu của vị sáng Tổ, công phu trác tuyệt đến nỗi ông thường được xem là vị sáng Tổ đích thực của môn phái này. Chi phái Sekiguchi Ryu, do Sekiguchi Jushin thiết lập, và chi phái Shibukawa Ryu, do Shibukawa Bangoro, là hai chi phái nổi tiếng khác. Hai chi phái cũng có liên hệ với nhau vì vị sáng Tổ của hai phái sau thụ giáo người con của vị sáng Tổ hai phái trước. Đời thứ chín của chi phái này và đời thứ tám của chi phái kia hiện nay dạy Jujitsu tại Đông Kinh.
Nagakatsu, quê ở Omi. Mặc dù thời gian sáng lập của nó không mấy chắc chắn, nhưng có một vài lý do khiến ta tin rằng chi phái ấy lại là một nhánh của chi phái Kito Ryu nói trên. Inugami Gunpei, cháu của vị sáng Tổ, công phu trác tuyệt đến nỗi ông thường được xem là vị sáng Tổ đích thực của môn phái này. Chi phái Sekiguchi Ryu, do Sekiguchi Jushin thiết lập, và chi phái Shibukawa Ryu, do Shibukawa Bangoro, là hai chi phái nổi tiếng khác. Hai chi phái cũng có liên hệ với nhau vì vị sáng Tổ của hai phái sau thụ giáo người con của vị sáng Tổ hai phái trước. Đời thứ chín của chi phái này và đời thứ tám của chi phái kia hiện nay dạy Jujitsu tại Đông Kinh.
- Các đòn thế của môn Jujitsu nói chung thường rất hiểm ác, những đòn tấn công hoặc phản công quyết nhắm đến việc giết địch thủ trong nháy mắc, hoặc làm gãy tay, gãy chân, đui mù, á khẩu, tê liệt tàn phế cả cuộc đời. Một số các đòn của Jujitsu thật ra cũng bắt nguồn từ các môn quyền thuật Trung Hoa, Thiếu Lâm, Võ Đang và Thái CựcQuyền.
- Jujitsu – Nhu thuật – gồm những loại đòn ném, vật, khóa chân, khóa tay, khóa cổ, siết họng và các đòn về quan tiết (các khớp xương).
Tất cả những đòn này đều căn cứ trên hai nguyên lý sau đây:
1. Nhượng bộ sức mạnh để thắng sức mạnh bằng cách lợi dụng đòn của đối phương.
2. Tạo cho địch cái thế mất thăng bằng để quật ngã địch.
ĐIỂM HUYỆT
Trong môn Jujitsu còn có cả nghệ thuật điểm huyệt. Điểm huyệt tức là dùng những món binh khí tự nhiên trong thân người đã được tập luyện cho cứng rắn (đầu ngón tay, ngón tay quỉ, ngón chân v.v…) đánh mạnh, sâu, các điểm nhỏ li ti liên lạc với hệ thống thần kinh toàn thân, gây ra những chấn động nguy hại cho bộ phận trọng yếu nào đó trong tạng phủ.
Môn điểm huyệt thật ra do người Trung Hoa tìm ra trước tiên. Quyển kỳ thư đầu tiên và cổ xưa cách đây hơn 4000 năm tên là “Hoàng đế nội kinh” đã có vẽ đồ hình và nói về các huyệt đạo trong thân thể con người. Tất cả có 108 huyệt đạo, chia làm ba loại : tử huyệt, ma huyệt và sanh huyệt. Tử huyệt phân phối nơi các điểm nhược trong thân người. Khi tử huyệt bị các ngón tay qua nhiều công phu tập luyện điểm trúng, con người có thể chết ngay tức khắc hoặc trong một thời gian nào đó.
Người xưa còn tìm biết một huyệt mà điểm vào nạn nhân có thể bị á khẩu vì dương khí từ đốc mạch lên óc bị bế tắc, gọi là á huyệt. Những huyệt đạo quan trọng nhất có thể nguy hại đến tánh mạng con người phần lớn tập trung ở đầu, ngực và xương sống. Tuy nhiên ngay ở bàn tay và chân cũng có tử huyệt, nghĩa là huyệt có thể làm chết người khi bị điểm trúng, ví dụ các huyệt Dũng Tuyền giữa bàn chân, huyệt Lao Công ở lòng bàn tay.
Ma huyệt là những huyệt khi điểm trúng sẽ làm cho tê bại, hoặc bất tỉnh nhân sự nhưng không chết. Những huyệt này ở nhiều nơi trong thân thể, đặc biệt là ở các đầu xương tay, chân, vai. Nhưng võ sư Jujitsu hoặc những võ sinh cao cấp đều tinh thục những cách cứu người bất tỉnh vì trúng đòn. Các nhà võ thuật xưa hễ có học điểm huyệt, tất có học những phương pháp dùng tay không hoặc dùng thuốc để cứu trị tức khắc.
ĐÁNH VÀO CÁC QUAN TIẾT
Quan tiết là các khớp xương. Những nơi có hai khớp xương nối vào nhau. Cũng như Thái Cực Quyền của Trung hoa và môn Aikido (Hiệp Khí Đạo) của Nhật bản, môn Jujitsu cũng chú trọng đến các loại đòn này. Trong thân thể con người, những chỗ “yếu” nhất là các ngón tay, cổ, hai bàn chân, các khớp xương cánh chỏ, vai và đầu gối. Đánh vào quan tiết tức là vặn, bẻ những khớp xương yếu nhất trong thân người. Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vặn một bàn tay, bẻ một ngón tay chẳng hạn. Môn Jujitsu nghiên cứu môn đánh vào các quan tiết một cách rất tinh vi. Sau có một võ sĩ vạch hẳn phương pháp vặn bẻ các khớp xương ra làm một môn phái, một kỹ thuật chiến đấu dành riêng cho kẻ yếu đuối học tập để tự vệ chống lại cường lực, gọi là Yamara.
CẦM NÃ THỦ
Một “ngón nghề” khác của phái Jujitsu là môn cầm nã thủ. Cầm là bắt, giữ. Nã là bấm, cấu, véo.
Những chỗ nhược có thể bấm, cấu, véo được là bắp thịt con chuột ở cánh tay, chỗ lắc léo giữa cánh chỏ. Lưng bàn tay cũng có thể nã được một cách hiệu quả. Các võ sĩ muốn sử dụng môn cầm nã phải luyện các ngón tay cho thật sắt thép, bằng phương pháp gọi là phục hổ công : dùng năm đầu ngón tay và đầu ngón chân chịu đựng toàn thân, nằm úp trên mặt đất, hai cánh tay co lại, dãn ra theo thế hít đất, ngày nào cũng luyện như thế. Lâu ngày, các đầu ngón tay sẽ có đủ gân lực và cứng cáp để áp dụng môn cầm nã.
HẬU THÂN CỦA JUJITSU
Như trên đã nói, có biết bao chi phái Jujitsu lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu, vị thứ ba và mạnh nhất trong các vị Tướng quân Tokugawa. Môn võ tiếp tục bành trướng trong các tỉnh. Cho đến hậu bán thế kỷ 19, nó bắt đầu suy yếu đôi chút với sự sụp đổ sắp đến của chế độ phong kiến. Mặc dù có lần môn võ đã được phục hồi và có ảnh hưởng sâu xa đối với tinh thần quốc gia của người Nhật, nó dần dần bị người đời xao lãng.
Một người theo Tây học, ông Jigoro Kano, vốn xuất thân từ trường Đại học Đông Kinh đã đứng ra tiếp nối sự nghiệp của các vị tiền nhân. Ban đầu, ông theo học phái Tenjin Shiyo Ryu, sau đó, phái Kito Ryu. Sau khi đã trở nên bậc thầy trong các chi phái này, ông tìm tòi nghiên cứu, so sánh và học hỏi thêm mọi chi phái khác và cuối cùng sáng lập ra một chi phái mới gọi là Kano Ryu, hay là môn Judo Kodokan. Chữ Judo (Nhu đạo) thật ra không phải là một chữ mới. Nó đã được một trong các chi phái cổ dùng rồi. Chi phái Kano dùng danh từ này thay vì chữ Jujitsu bởi vì nó được học hỏi không chỉ như là một sự tập luyện thể xác, mà còn là một phương pháp rèn luyện đạo đức và trí tuệ. Vị sáng Tổ Jigono Kano vì muốn biến môn Jujitsu thành một môn thể dục có tính cách đại chúng và dân tộc nên đã gạt bỏ nhiều đòn nguy hiểm trong Jujitsu.
Ngày nay môn Judo lan tràn khắp thế giới, không đâu không có võ đường, không xa xôi hẻo lánh nào không có những môn sinh tận tụy của môn phái.
Tuy nhiên trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo chưa hẳn thật sự có giá trị bằng môn Jujitsu, vì môn Jujitsu vẫn giữ nguyên toàn bộ sự hiệu quả của nó, còn môn Judo đã trở thành một môn thể thao biểu diễn, bị hạn chế bởi các qui luật chặt chẽ.
Vì vậy mà trong quân đội cảnh sát các nước, người ta dạy Jujitsu chứ không hẳn là Judo. Lẽ tất nhiên, những ai muốn học võ để tự vệ và chiến đấu cần phải biết Jujitsu có cả vừa Judo, vừa Karate (Không thủ đạo), vừa Aikido (Hiệp khí đạo) và cả môn điểm huyệt nữa.
Biết và thành thạo Jujitsu, bạn có thể áp dụng trong mọi trường hợp tự vệ nguy cấp, dù chiến đấu với một hay đông người, đồng thời Jujitsu còn là một môn thể dục đầy đủ hơn tất cả các môn võ khác, vì Jujitsu gồm đủ tinh hoa của tất cả các võ phái Đông phương vậy.
Sau đây là câu chuyện được truyền tụng trong dân gian liên quan đến các vị võ sư Jujitsu ngày xưa.
Trong tỉnh Unshu, có một gia tộc tên là Inouy là những vị võ sư cha truyền con nối của phái Jikishin và trong thời phong kiến họ thường nhận một số bổng lộc do một vị Hoàng thân trao tặng để thưởng công huấn luyện cho các chàng Samurai trẻ tuổi. Gặp thời người trưởng tộc không được cao cường lắm trong môn võ của mình, mặc dù ông được xem là vị võ sư vì cha truyền con nối như vậy. Cũng vào thời đó, có một vị triều thần mạnh mẽ vô cùng. Người ta nói rằng ông có thể dùng tay bóp nát một cây tre già. Một hôm kia, khi Inouye đến yết kiến vị Hoàng thân, vị này ra lệnh ông phải thử sức với vị triều thần. Vị triều thần từ đằng sau ôm ngực Inouye với tất cả sức lực của mình. Thương thay cho Inouye, vì không giỏi võ cho nên không chịu nổi sức lực vũ bão của đối thủ, tái mặt rồi chết giấc. Vị Hoàng thân tức giận vô cùng, tính bỏ đi, nghĩ rằng từ nay thôi cắt phần bổng lộc. Một người học trò của Inouye, tên là Tsuchiya, giỏi về Jujitsu hơn, thấy tình thế nguy hiểm cho vị thầy già của mình, níu áo vị Hoàng thân và thưa rằng : “Xin ngài nán lại một chút. Thầy tôi, ông Inouye, hôm nay không được khỏe trong người, nên tôi mong Ngài cho tôi được thay thế thầy tỷ thí với vị triều thần”.
Vị Hoàng thân bằng lòng, ra lệnh cho hai người giao đấu. Vị triều thần lại ôm người môn sinh y như đã ôm ông thầy. Tsuchiya hỏi: “Sức lực của ông chỉ có thế?”. Sau câu hỏi đó, vị triều thần trả lời bằng cách ôm chặt hơn. Tsuchiya lặp lại câu hỏi. Vị triều thần nới lỏng một chút rồi lại ôm chặt hơn nữa. Trong chớp mắt, Tsuchiya cúi người xuống, nắm lấy cổ áo của địch thủ, quăng ông ta xuống đất, qua vai mình. Bởi thế, thay vì bị khiển trách, vị thầy, Inouye, được vị Hoàng thân nhiệt liệt khen thưởng về võ công của người môn sinh…
Trong thời Cách mạng vừa qua, ở Đông Kinh có một vị võ sư Jujitsu đã đứng tuổi. Dù đã già, ông vẫn là một cao thủ trong môn võ của mình. Dân chúng lúc ấy thường đồn đại rằng mỗi tối, trên một con đường ngoài ngoại ô, một người đã quật ngã mọi kẻ qua đường. Công việc ấy thật có vẻ ác tâm, nhưng võ nghệ của người ấy rJuất cao. Tin đồn tới tai vị võ sư. Với ý định trừng phạt con người ác độc đó, dù hắn là ai cũng mặc, vị võ sư một đêm kia cải trang làm khách bộ hành đến tận nơi. Bất ngờ ông bị ôm từ đằng sau và thiếu chút nữa là bị quật ngã. Nhanh như chớp, ông rùn người xuống, thoát khỏi hai cánh tay kẻ thù, thúc cùi chỏ vào dạ dày hắn. Thấy kẻ thù ngã xuống chết. Ông lặng lẽ bỏ về nhà, không ai trông thấy. Sáng hôm sau, một người học trò đến gặp ông, đau buồn và hối hận kể lại chuyện sau đây:
“Đêm đêm con thường quật ngã khách bộ hành ở ngoại ô để thử sức. Tối qua, con cũng đứng ở đó như thường lệ; thấy một ông già nghiêng ngả đi lại, con ôm sau lưng ông ta và cố sức quật ông ta xuống. Nhưng con bị ông ta thúc cùi chỏ vào bụng, lập tức ngã xuống. Sau đó một lúc, con tỉnh dậy, đi về nhà. Có lẽ con đã bị giết chết rồi nếu không mang một tấm gương soi trong người”.
Không nói không rằng chính ông là kẻ đã đánh gục người môn sinh, vị võ sư già nghiêm nghị quở trách hành động tàn ác của anh ta và ra lệnh cho anh ta không bao giờ phạm phải một hành động ngu xuẩn như vậy nữa.
0 nhận xét: