• Featured

    Chia sẻ thông tin kiến thức, phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng cần thiết võ cổ truyền

  • Featured

    Don't miss these 10 Things if you are going for Picnic.

  • Articles

    iPhone 6 Will Look Like

  • Articles

    Solar Powered UAVs To Replace Satellites

  • Hư văn công là một trong hai Thời trang này không có gì khác nhau, sự quan tâm của bạn. Phương pháp này như sau:

    Sự hay ho của chúng tôi, tình yêu của bạn Một phần của chúng tôi, một trong những phần mềm của bạn, một phần của bạn luyện tập là có thể đi được Mạnh mẽ với chúng tôi, một trong những mối quan hệ tình cảm, tình cảm và sức khỏe.

    Thủ công, sự cố, sự cố và sự quan tâm của bạn.

    Tư cách thiết lập ý, chân tay của bạn Tình yêu, văn hóa, văn hóa, tình yêu, thời gian, tình yêu, tình yêu, thời gian, tình yêu, thời gian quan hệ tình dục với nhau, quan hệ tình dục Có một phần của chúng tôi, một phần của chúng tôi, một phần của chúng phạm vi, dữ liệu, tình huống: sự chăm sóc và sức khỏe, sự chăm sóc của bạn.

    Một phần của họ là một phần của sự khác nhau.

    Tam tuyến phóng túng công: Phương pháp này là một cách tự chữa bệnh bằng tĩnh công, qua đạo dẫn của ý niệm làm thân tâm đạt tới thư giãn tĩnh cao độ, để chữa được các bệnh tật của thân tâm, cách làm như sau: đứng, nằm, ngồi tùy ý, hít thở ổn định, thư giãn 3 đường là:

    - Ý niệm từ hai bên đầu xuống hai bên cổ – hai bên vai – hai cánh tay – hai bàn tay – tới đầu các ngón tay – giữ ý niệm tại các đầu ngón tay trên một phút.

    - Ý niệm đi từ trước mặt – trước cổ - trước ngực – trước bụng – trước hai đùi – trước hai ống chân – mu hai bàn chân – các ngón chân – giữ ý niệm trên một phút.

    - Ý niệm từ sau đầu – sau gáy – sau bả vai – sau lưng – sau eo – sau hai đùi – sau hai gót chân – hai gan bàn chân – giữ ý niệm tại huyệt dũng tuyền trên một phút.

    Khi ý niệm tới bộ phận nào đó, theo hít thở và với ý “giãn” và cứ lần lượt như vậy với mỗi bộ phận. Mỗi lần tập chừng trên dưới nửa giờ, có thể làm nhiều lần, tùy sự thấm sâu của sức công có thể tăng thời gian tập. Nếu xác định được nội tạng hoặc chỗ nào có bệnh còn có thể tiến hành thư giãn chỗ đó.

    Phương pháp này thích hợp điều trị các bệnh mạn tính, đặc biệt có hiệu quả với các bệnh như tăng huyết áp, mờ mắt, bệnh dạ dày đường ruột, mất ngủ, tim đập nhanh.

    Hồi xuân công là phương pháp kết hợp động và tĩnh công, thông qua tập luyện sẽ làm thông khí huyết bồi bổ nguyên khí hồi xuân, điều chỉnh nội phân tiết, giúp khôi phục và nâng cao chức năng về giới tính, cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột, có tác dụng bảo vệ chức năng hệ thống tiết niệu. Cách tập như sau:

    Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay buông xuôi theo hai bên đùi, toàn thân thư giãn, mắt hơi nhắm, tư tưởng nhập tĩnh. Khoảng thời gian này có thể nhiều hoặc ít, hít thở ổn định, thư giãn toàn thân.

    Khởi thế: Hít thở sâu, hít bằng mũi, hai chân hơi rướn lên, ngực ưỡn ra, bụng dưới phồng lên, khi thở ra bằng mồm bụng dưới hơi tóp lại, hai đầu gối hơi cong lại theo tư thế thở, hai bàn chân giáp đất, làm như vậy 16 lần.

    Toàn thân lay động: Toàn thân thư giãn, thân trên thẳng, hai tay buông xuôi hai bên, đầu gối hơi khuỵu xuống. Sau đó toàn thân bật lên bật xuống theo đầu gối, kéo theo hai vú, khớp vai, khớp cổ, các cơ bắp và âm nang cũng lay động theo. Thời gian không dưới một phút, bật như vậy 164 lần. Trước khi kết thúc giảm dần tốc độ, từ từ thu công.

    Quay vai trái và phải: Chân tay vẫn như trước, trọng tâm thân hơi ngả về trước, đầu gối hơi cong, toàn thân thư giãn. Sau đó bắt đầu quay vai về phía trước, sau đó quay lên rồi ra sau, trở lại ban đầu, cứ như vậy luân phiên hai vai trái, phải tổng cộng 16 lần. Khi quay vai hít thở theo động tác, khi quay vai không cần lực mà cần mềm mại, chậm thoải mái. Lúc đầu quay vòng nhỏ sau tăng thành vòng to, tốt nhất là vòng to.

    Nội dưỡng công là một phương pháp tĩnh công, dùng cách hít thở bằng bụng, ý niệm đến đan điền, niệm số để đạt tới điều chỉnh an thần, bồi dưỡng nguyên khí, điều hòa tạng phủ, phương pháp như sau:

    Tư vấn và ý tưởng, tình yêu, tình yêu, ý tưởng, ý thức và sự quan tâm của bạn. Trong trọng lượng của bạn Thời gian của chúng tôi, trong khi bạn đang cố gắng, quan tâm Bài tập kết hợp cho đến khi bạn thích ăn thịt gà, ăn thịt, ăn thịt

    Bs Thu Hương

    Chữa bệnh bằng nội công- đỉnh cao võ thuật

    Posted at  tháng 11 30, 2019  |  in  Tinh-hoa-Võ-thuật  |  Read More»

    Hư văn công là một trong hai Thời trang này không có gì khác nhau, sự quan tâm của bạn. Phương pháp này như sau:

    Sự hay ho của chúng tôi, tình yêu của bạn Một phần của chúng tôi, một trong những phần mềm của bạn, một phần của bạn luyện tập là có thể đi được Mạnh mẽ với chúng tôi, một trong những mối quan hệ tình cảm, tình cảm và sức khỏe.

    Thủ công, sự cố, sự cố và sự quan tâm của bạn.

    Tư cách thiết lập ý, chân tay của bạn Tình yêu, văn hóa, văn hóa, tình yêu, thời gian, tình yêu, tình yêu, thời gian, tình yêu, thời gian quan hệ tình dục với nhau, quan hệ tình dục Có một phần của chúng tôi, một phần của chúng tôi, một phần của chúng phạm vi, dữ liệu, tình huống: sự chăm sóc và sức khỏe, sự chăm sóc của bạn.

    Một phần của họ là một phần của sự khác nhau.

    Tam tuyến phóng túng công: Phương pháp này là một cách tự chữa bệnh bằng tĩnh công, qua đạo dẫn của ý niệm làm thân tâm đạt tới thư giãn tĩnh cao độ, để chữa được các bệnh tật của thân tâm, cách làm như sau: đứng, nằm, ngồi tùy ý, hít thở ổn định, thư giãn 3 đường là:

    - Ý niệm từ hai bên đầu xuống hai bên cổ – hai bên vai – hai cánh tay – hai bàn tay – tới đầu các ngón tay – giữ ý niệm tại các đầu ngón tay trên một phút.

    - Ý niệm đi từ trước mặt – trước cổ - trước ngực – trước bụng – trước hai đùi – trước hai ống chân – mu hai bàn chân – các ngón chân – giữ ý niệm trên một phút.

    - Ý niệm từ sau đầu – sau gáy – sau bả vai – sau lưng – sau eo – sau hai đùi – sau hai gót chân – hai gan bàn chân – giữ ý niệm tại huyệt dũng tuyền trên một phút.

    Khi ý niệm tới bộ phận nào đó, theo hít thở và với ý “giãn” và cứ lần lượt như vậy với mỗi bộ phận. Mỗi lần tập chừng trên dưới nửa giờ, có thể làm nhiều lần, tùy sự thấm sâu của sức công có thể tăng thời gian tập. Nếu xác định được nội tạng hoặc chỗ nào có bệnh còn có thể tiến hành thư giãn chỗ đó.

    Phương pháp này thích hợp điều trị các bệnh mạn tính, đặc biệt có hiệu quả với các bệnh như tăng huyết áp, mờ mắt, bệnh dạ dày đường ruột, mất ngủ, tim đập nhanh.

    Hồi xuân công là phương pháp kết hợp động và tĩnh công, thông qua tập luyện sẽ làm thông khí huyết bồi bổ nguyên khí hồi xuân, điều chỉnh nội phân tiết, giúp khôi phục và nâng cao chức năng về giới tính, cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột, có tác dụng bảo vệ chức năng hệ thống tiết niệu. Cách tập như sau:

    Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai tay buông xuôi theo hai bên đùi, toàn thân thư giãn, mắt hơi nhắm, tư tưởng nhập tĩnh. Khoảng thời gian này có thể nhiều hoặc ít, hít thở ổn định, thư giãn toàn thân.

    Khởi thế: Hít thở sâu, hít bằng mũi, hai chân hơi rướn lên, ngực ưỡn ra, bụng dưới phồng lên, khi thở ra bằng mồm bụng dưới hơi tóp lại, hai đầu gối hơi cong lại theo tư thế thở, hai bàn chân giáp đất, làm như vậy 16 lần.

    Toàn thân lay động: Toàn thân thư giãn, thân trên thẳng, hai tay buông xuôi hai bên, đầu gối hơi khuỵu xuống. Sau đó toàn thân bật lên bật xuống theo đầu gối, kéo theo hai vú, khớp vai, khớp cổ, các cơ bắp và âm nang cũng lay động theo. Thời gian không dưới một phút, bật như vậy 164 lần. Trước khi kết thúc giảm dần tốc độ, từ từ thu công.

    Quay vai trái và phải: Chân tay vẫn như trước, trọng tâm thân hơi ngả về trước, đầu gối hơi cong, toàn thân thư giãn. Sau đó bắt đầu quay vai về phía trước, sau đó quay lên rồi ra sau, trở lại ban đầu, cứ như vậy luân phiên hai vai trái, phải tổng cộng 16 lần. Khi quay vai hít thở theo động tác, khi quay vai không cần lực mà cần mềm mại, chậm thoải mái. Lúc đầu quay vòng nhỏ sau tăng thành vòng to, tốt nhất là vòng to.

    Nội dưỡng công là một phương pháp tĩnh công, dùng cách hít thở bằng bụng, ý niệm đến đan điền, niệm số để đạt tới điều chỉnh an thần, bồi dưỡng nguyên khí, điều hòa tạng phủ, phương pháp như sau:

    Tư vấn và ý tưởng, tình yêu, tình yêu, ý tưởng, ý thức và sự quan tâm của bạn. Trong trọng lượng của bạn Thời gian của chúng tôi, trong khi bạn đang cố gắng, quan tâm Bài tập kết hợp cho đến khi bạn thích ăn thịt gà, ăn thịt, ăn thịt

    Bs Thu Hương

    0 nhận xét:

    Những bông hoa tươi thắm.

    - Hoa tươi-món quà giá trị tinh thần bậc nhất.

    Nhắc đến những món quà mang giá trị tinh thần bậc nhất, chúng ta không thể không nhắc đến những loài hoa xinh đẹp, rực rỡ khoe sắc, ý nghĩa sâu sắc mang đến cho cuộc sống của con người nhiều điều thú vị nhất.







    Những bông hoa tươi thắm tạo nên những món quà đặc biệt, những sản phẩm hoa tươi thiết thực giúp chúng ta trao tặng nhau, truyền tải tình cảm hay cảm xúc chân thành nhất trong những ngày đặc biệt hoặc có thể là những ngày bình thường nhất. Những bó hoa, giỏ hoa, kệ hoa, lẵng hoa,... ra đời phục vụ mọi nhu cầu của con người chúng ta.


    Không chỉ vậy, có một số loài hoa rất đặc biệt, chúng sẽ là nguyên liệu cho những sản phẩm giúp chúng tốt cho sức khỏe, tốt cho sắc đẹp của con người. Như những bông hồng đỏ, chúng tạo nên nước hoa hồng giúp cải thiện làn da cho các chị em phụ nữ, hoặc những bông hoa cúc xinh đẹp sẽ làm nên món trà hoa cúc tốt cho sức khỏe mọi người,...





    - Những sản phẩm hoa tươi đặc biệt.

    Chúng ta thấy những bông hoa mang vẻ đẹp đơn giản, màu sắc nổi bật trong các sản phẩm thường sử dụng như bó hoa, giỏ hoa, kệ hoa, lẳng hoa,.. nhưng cũng có rất nhiều các sản phẩm rất đặc sắc được làm nên từ hoa tươi như:






    + Đó là những bộ trang phục được thiết kế bằng những cánh hoa tươi, những cánh hoa mỏng manh được xếp lên nhau để tạo nên những bộ trang phục xinh đẹp. Những loài hoa được sử dụng như: hoa hồng, hoa đào, hoa ly, hoa cẩm chướng, hoa loa kèn,...


    mỗi loài hoa mang kiểu dáng, kích thước, màu sắc khác nhau, chính vì vậy phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và yêu những loài hoa này thật sự mới có thể làm nên được những sản phẩm như vậy.





    + Những bức tranh 3D hoa tươi được tạo nên, hoa làm tranh 3D sử dụng từ nguồn hoa tươi của Đà Lạt, kết hợp chất liệu như gốm, thạch cao, vỏ cây khô, lụa... để tạo nên một bức tranh sinh động vô cùng.



    Không chỉ vậy, còn rất nhiều những sản phẩm độc đáo được tạo nên từ hoa tươi khác và dưới đây là một sản phẩm độc đáo dành tặng những võ sư, những người được nói là khô cằn nhất.

    Hoa tươi rồng phụng tặng võ sư.

    - Món quà đặc biệt tặng các võ sư.




    Những bông hoa xinh đẹp nhiều màu sắc là nguyên liệu chính trong tạo hình rồng phượng. Từng bông hoa khác nhau được đúc kết bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ghép thành hình rồng phượng vô cùng đẹp và bắt mắt. Những tác phẩm hoa độc đáo này sẽ là món quà mang ý nghĩa thịnh vượng gửi đến các võ sư, những người thầy dạy võ của bạn.













    Kết hoa tươi hoa rồng phụng tặng võ sư

    Posted at  tháng 11 28, 2019  |  in  võ-sư  |  Read More»

    Những bông hoa tươi thắm.

    - Hoa tươi-món quà giá trị tinh thần bậc nhất.

    Nhắc đến những món quà mang giá trị tinh thần bậc nhất, chúng ta không thể không nhắc đến những loài hoa xinh đẹp, rực rỡ khoe sắc, ý nghĩa sâu sắc mang đến cho cuộc sống của con người nhiều điều thú vị nhất.







    Những bông hoa tươi thắm tạo nên những món quà đặc biệt, những sản phẩm hoa tươi thiết thực giúp chúng ta trao tặng nhau, truyền tải tình cảm hay cảm xúc chân thành nhất trong những ngày đặc biệt hoặc có thể là những ngày bình thường nhất. Những bó hoa, giỏ hoa, kệ hoa, lẵng hoa,... ra đời phục vụ mọi nhu cầu của con người chúng ta.


    Không chỉ vậy, có một số loài hoa rất đặc biệt, chúng sẽ là nguyên liệu cho những sản phẩm giúp chúng tốt cho sức khỏe, tốt cho sắc đẹp của con người. Như những bông hồng đỏ, chúng tạo nên nước hoa hồng giúp cải thiện làn da cho các chị em phụ nữ, hoặc những bông hoa cúc xinh đẹp sẽ làm nên món trà hoa cúc tốt cho sức khỏe mọi người,...





    - Những sản phẩm hoa tươi đặc biệt.

    Chúng ta thấy những bông hoa mang vẻ đẹp đơn giản, màu sắc nổi bật trong các sản phẩm thường sử dụng như bó hoa, giỏ hoa, kệ hoa, lẳng hoa,.. nhưng cũng có rất nhiều các sản phẩm rất đặc sắc được làm nên từ hoa tươi như:






    + Đó là những bộ trang phục được thiết kế bằng những cánh hoa tươi, những cánh hoa mỏng manh được xếp lên nhau để tạo nên những bộ trang phục xinh đẹp. Những loài hoa được sử dụng như: hoa hồng, hoa đào, hoa ly, hoa cẩm chướng, hoa loa kèn,...


    mỗi loài hoa mang kiểu dáng, kích thước, màu sắc khác nhau, chính vì vậy phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và yêu những loài hoa này thật sự mới có thể làm nên được những sản phẩm như vậy.





    + Những bức tranh 3D hoa tươi được tạo nên, hoa làm tranh 3D sử dụng từ nguồn hoa tươi của Đà Lạt, kết hợp chất liệu như gốm, thạch cao, vỏ cây khô, lụa... để tạo nên một bức tranh sinh động vô cùng.



    Không chỉ vậy, còn rất nhiều những sản phẩm độc đáo được tạo nên từ hoa tươi khác và dưới đây là một sản phẩm độc đáo dành tặng những võ sư, những người được nói là khô cằn nhất.

    Hoa tươi rồng phụng tặng võ sư.

    - Món quà đặc biệt tặng các võ sư.




    Những bông hoa xinh đẹp nhiều màu sắc là nguyên liệu chính trong tạo hình rồng phượng. Từng bông hoa khác nhau được đúc kết bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ghép thành hình rồng phượng vô cùng đẹp và bắt mắt. Những tác phẩm hoa độc đáo này sẽ là món quà mang ý nghĩa thịnh vượng gửi đến các võ sư, những người thầy dạy võ của bạn.













    0 nhận xét:

    Hồ Văn Lành, còn có tên khác là Từ Thiện (sinh 1914 - mất 27 tháng 11 năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh) là một võ sư nổi tiếng của võ phái Tân Khánh Bà Trà, nguyên sáng lập viên của Tổng hội Võ học miền Nam Việt Nam, nguyên cố vấn Hội Võ thuật Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và cố vấn Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

    Tiểu sử
    Hồ Văn Lành sinh tại ấp Khánh Thạnh, xã Tân Khánh (sau đổi thành Tân Phước Khánh), quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một, cái nôi của võ phái Tân Khánh Bà Trà. Năm 1927, Hồ Văn Lành bắt đầu học võ Tân Khánh Bà Trà từ Võ Văn Phiên (thường gọi là thầy Bảy Phiên, vốn là đệ tử đời thứ hai của danh sư Võ Văn Ất). Sau một thời gian luyện tập, Hồ Văn Lành được thầy cho thượng đài 7 lần và toàn thắng. Với sự đồng ý của thầy Bảy Phiên và niềm tin của giới thanh niên đối với thành quả thượng đài 7 lần bất bại của ông, Hồ Văn Lành bắt đầu mở trường dạy học trò từ những năm chưa đầy 30 tuổi. Trong giai đoạn này, học trò theo học Hồ Văn Lành rất đông đảo.

    Ít lâu sau, có một người Hoa tên là Huỳnh Bá Phước đã đến vùng đất Tân Khánh vừa hành nghề Đông Y vừa truyền dạy võ thuật Thiếu Lâm Bạch Hạc và Thiếu Lâm Vịnh Xuân. Hồ Văn Lành ngưỡng mộ tài nghệ của vị võ sư người Hoa này nên đã xin nhập môn để học thêm về võ thuật Trung Quốc và khoa trật đả với Huỳnh võ sư. Kiến thức môn võ Thiếu Lâm của Huỳnh võ sư đã giúp Hồ Văn Lành hoàn thiện giáo trình và giáo án giảng dạy môn võ Tân Khánh Bà Trà.

    Những năm 1950, Hồ Văn Lành được mời xuống Sài Gòn dạy võ ngay tại khu vực Cầu Muối, mảnh đất từng nổi tiếng với nhiều tay anh chị giang hồ.[1]

    Những đóng góp cho nền võ học cổ truyền Việt Nam

    Trong những năm đầu đến Sài Gòn, Hồ Văn Lành đã gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam với biệt danh võ sư Từ Thiện và bắt đầu truyền dạy võ thuật Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật Sài Gòn. Tại đây, ông đã đào tạo nhiều học trò ưu tú: ba võ sĩ Từ Thanh Nghĩa, Từ Y Văn, Từ Trung Tìn từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam thi đấu với nhà vô địch của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Hồng Kông; bảy võ sĩ Từ Thanh Nghĩa, Hồ Ngọc Thọ, Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Hồ Thanh Phượng, Từ Hoàng Minh, và Từ Hoàng Út từng đoạt 8 huy chương (2 vàng, 4 bạc, 2 đồng) trong các giải vô địch võ Việt Nam những năm 1969-1974; khoảng 500 nam nữ võ sĩ thượng đài thi đấu (nam võ sĩ lấy biệt hiệu có họ Từ đứng đầu như: Từ Thanh Nghĩa, Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Từ Y Văn, Từ Trung Tín v.v.; còn nữ võ sĩ lấy biệt hiệu có họ Hồ đứng đầu như: Hồ Hoa Lan, Hồ Ngọc Điệp, Hồ Ngọc Thọ, Hồ Phi Phượng, Hồ Thanh Sương, Hồ Phi Phụng, Hồ Hoa Huệ v.v...).

    Năm 1969, Hồ Văn Lành đã cùng với các võ sư có tâm huyết như: Lê Văn Kiển (Nam Tông), Mai Văn Phát (Trung Sơn) v.v. sáng lập ra Tổng hội Võ sư Nghiên cứu và Phổ biến Võ học Việt Nam (gọi tắt là Tổng hội Võ học Việt Nam). Hồ Văn Lành đã đưa vào chương trình huấn luyện thống nhất của Tổng hội Võ học Việt Nam hai bài: Đồng nhi quyền và Tấn nhất côn.

    Năm 1970, Hồ Văn Lành được Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của Việt Nam Cộng hòa ban tặng bằng khen về thành tích "đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng võ thuật Việt Nam", cùng với ba võ sư khác là: Xuân Bình, Trần Xil và Lý Huỳnh. Từ đó, bốn võ sư đã được mọi người liệu vào hàng "Tứ tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp theo "Tam nhật" (Hàn Bái, Ba Cát[1], Bảy Mùa) và "Tam nguyệt" (Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế, Vũ Bá Oai) trên con đường khôi phục truyền thống võ thuật Việt Nam.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Văn Lành phối hợp với các võ sư: Đặng Văn Anh (Kim Kê), Nguyễn Hữu Tiết[2] (Hắc Âu) và Quách Văn Phước[3] (Lam Sơn) khai giảng lớp Võ dân tộc tại Câu lạc bộ Thể Dục Thể Thao quận 1 thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1979. Chính trong thời gian này, Hồ Văn Lành đã giới thiệu bài Tứ linh đao (vốn do con trai ông là Hồ Tường sáng tạo) vào chương trình huấn luyện thống nhất tại lớp Võ dân tộc.

    Ngày 2 tháng 9 năm 2003, Hồ Văn Lành được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng "Huy Chương Vì Sự Nghiệp Thể Dục Thể Thao".

    Chú thích
    1. Võ sư Ba Cát là một đồng môn của võ sư Hàn bái và võ sư Bảy Múa, khi cùng học võ với võ sư Triệu Quang Chảo. Ông và hai võ sư đồng môn được giới võ thuật mệnh danh là "Tam Nhựt" vì đã có công khôi phục truyền thống luyện tập võ thuật của người Việt vào những năm đầu thế kỷ XX.

    2. Võ sư Nguyễn Hữu Tiết từng học võ với võ sư Lư Hòa Phát tại Sài Gòn trước năm 1975 và từng mở võ đường mang tên là Hắc Âu. Năm 1979, ông cùng với các võ sư: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Kim Kê Đặng Văn Anh và Quách Phước mở lớp Võ Dân Tộc tại Câu Lạc Bộ Thể Dục Thể Thao Quận 1 (số 143, đường Nguyễn Du, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh). Một thời gian sau, võ sư Nguyễn Hữu Tiết chuyển qua bộ môn Quyền Anh rồi qua đời đột ngột vào những năm 1980.

    3. Võ sư Quách Văn Phước, gọi tắt là Quách Phước, nguyên quán Hà Nội, nhưng sinh năm 1933 tại Sài Gòn. Ông là con của võ sư Quách Văn Kế và được cha dạy võ từ thời còn thơ ấu. Ngòai ra, ông còn học võ với các võ sư: Đỗ Dư Ánh, Thanh Vân, Lê Văn Kiển. Võ sư Quách Phước bắt đầu dạy võ năm 1951, được cha trao chức Chưởng Môn Lam Sơn Võ Đạo năm 1967. Ông từng là Tổng Thư Ký Tổng Hội Võ Học Việt Nam và là Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tại Sài Gòn suốt 5 nhiệm kỳ. Ông đã đào tạo nhiều môn sinh nổi tiếng, như: Lam Ngọc Đức (huy chương bạc giải vô địch năm 1974 tại Sài Gòn), Trần Văn Ba Jacques (đang dạy tại Pháp), Hồ Ngọc Tòan (đang dạy tại Australia) v.v. Võ sư Quách Phước còn là một họa sĩ, một nhà giáo, một nghệ sĩ nhiếp ảnh.

    Hồ Văn Lành võ sư nổi tiếng môn phái Tân Khánh Bà Trà

    Posted at  tháng 11 25, 2019  |  in    |  Read More»

    Hồ Văn Lành, còn có tên khác là Từ Thiện (sinh 1914 - mất 27 tháng 11 năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh) là một võ sư nổi tiếng của võ phái Tân Khánh Bà Trà, nguyên sáng lập viên của Tổng hội Võ học miền Nam Việt Nam, nguyên cố vấn Hội Võ thuật Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và cố vấn Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

    Tiểu sử
    Hồ Văn Lành sinh tại ấp Khánh Thạnh, xã Tân Khánh (sau đổi thành Tân Phước Khánh), quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một, cái nôi của võ phái Tân Khánh Bà Trà. Năm 1927, Hồ Văn Lành bắt đầu học võ Tân Khánh Bà Trà từ Võ Văn Phiên (thường gọi là thầy Bảy Phiên, vốn là đệ tử đời thứ hai của danh sư Võ Văn Ất). Sau một thời gian luyện tập, Hồ Văn Lành được thầy cho thượng đài 7 lần và toàn thắng. Với sự đồng ý của thầy Bảy Phiên và niềm tin của giới thanh niên đối với thành quả thượng đài 7 lần bất bại của ông, Hồ Văn Lành bắt đầu mở trường dạy học trò từ những năm chưa đầy 30 tuổi. Trong giai đoạn này, học trò theo học Hồ Văn Lành rất đông đảo.

    Ít lâu sau, có một người Hoa tên là Huỳnh Bá Phước đã đến vùng đất Tân Khánh vừa hành nghề Đông Y vừa truyền dạy võ thuật Thiếu Lâm Bạch Hạc và Thiếu Lâm Vịnh Xuân. Hồ Văn Lành ngưỡng mộ tài nghệ của vị võ sư người Hoa này nên đã xin nhập môn để học thêm về võ thuật Trung Quốc và khoa trật đả với Huỳnh võ sư. Kiến thức môn võ Thiếu Lâm của Huỳnh võ sư đã giúp Hồ Văn Lành hoàn thiện giáo trình và giáo án giảng dạy môn võ Tân Khánh Bà Trà.

    Những năm 1950, Hồ Văn Lành được mời xuống Sài Gòn dạy võ ngay tại khu vực Cầu Muối, mảnh đất từng nổi tiếng với nhiều tay anh chị giang hồ.[1]

    Những đóng góp cho nền võ học cổ truyền Việt Nam

    Trong những năm đầu đến Sài Gòn, Hồ Văn Lành đã gia nhập Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam với biệt danh võ sư Từ Thiện và bắt đầu truyền dạy võ thuật Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật Sài Gòn. Tại đây, ông đã đào tạo nhiều học trò ưu tú: ba võ sĩ Từ Thanh Nghĩa, Từ Y Văn, Từ Trung Tìn từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam thi đấu với nhà vô địch của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Hồng Kông; bảy võ sĩ Từ Thanh Nghĩa, Hồ Ngọc Thọ, Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Hồ Thanh Phượng, Từ Hoàng Minh, và Từ Hoàng Út từng đoạt 8 huy chương (2 vàng, 4 bạc, 2 đồng) trong các giải vô địch võ Việt Nam những năm 1969-1974; khoảng 500 nam nữ võ sĩ thượng đài thi đấu (nam võ sĩ lấy biệt hiệu có họ Từ đứng đầu như: Từ Thanh Nghĩa, Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Từ Y Văn, Từ Trung Tín v.v.; còn nữ võ sĩ lấy biệt hiệu có họ Hồ đứng đầu như: Hồ Hoa Lan, Hồ Ngọc Điệp, Hồ Ngọc Thọ, Hồ Phi Phượng, Hồ Thanh Sương, Hồ Phi Phụng, Hồ Hoa Huệ v.v...).

    Năm 1969, Hồ Văn Lành đã cùng với các võ sư có tâm huyết như: Lê Văn Kiển (Nam Tông), Mai Văn Phát (Trung Sơn) v.v. sáng lập ra Tổng hội Võ sư Nghiên cứu và Phổ biến Võ học Việt Nam (gọi tắt là Tổng hội Võ học Việt Nam). Hồ Văn Lành đã đưa vào chương trình huấn luyện thống nhất của Tổng hội Võ học Việt Nam hai bài: Đồng nhi quyền và Tấn nhất côn.

    Năm 1970, Hồ Văn Lành được Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên của Việt Nam Cộng hòa ban tặng bằng khen về thành tích "đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng võ thuật Việt Nam", cùng với ba võ sư khác là: Xuân Bình, Trần Xil và Lý Huỳnh. Từ đó, bốn võ sư đã được mọi người liệu vào hàng "Tứ tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp theo "Tam nhật" (Hàn Bái, Ba Cát[1], Bảy Mùa) và "Tam nguyệt" (Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế, Vũ Bá Oai) trên con đường khôi phục truyền thống võ thuật Việt Nam.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Văn Lành phối hợp với các võ sư: Đặng Văn Anh (Kim Kê), Nguyễn Hữu Tiết[2] (Hắc Âu) và Quách Văn Phước[3] (Lam Sơn) khai giảng lớp Võ dân tộc tại Câu lạc bộ Thể Dục Thể Thao quận 1 thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1979. Chính trong thời gian này, Hồ Văn Lành đã giới thiệu bài Tứ linh đao (vốn do con trai ông là Hồ Tường sáng tạo) vào chương trình huấn luyện thống nhất tại lớp Võ dân tộc.

    Ngày 2 tháng 9 năm 2003, Hồ Văn Lành được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng "Huy Chương Vì Sự Nghiệp Thể Dục Thể Thao".

    Chú thích
    1. Võ sư Ba Cát là một đồng môn của võ sư Hàn bái và võ sư Bảy Múa, khi cùng học võ với võ sư Triệu Quang Chảo. Ông và hai võ sư đồng môn được giới võ thuật mệnh danh là "Tam Nhựt" vì đã có công khôi phục truyền thống luyện tập võ thuật của người Việt vào những năm đầu thế kỷ XX.

    2. Võ sư Nguyễn Hữu Tiết từng học võ với võ sư Lư Hòa Phát tại Sài Gòn trước năm 1975 và từng mở võ đường mang tên là Hắc Âu. Năm 1979, ông cùng với các võ sư: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Kim Kê Đặng Văn Anh và Quách Phước mở lớp Võ Dân Tộc tại Câu Lạc Bộ Thể Dục Thể Thao Quận 1 (số 143, đường Nguyễn Du, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh). Một thời gian sau, võ sư Nguyễn Hữu Tiết chuyển qua bộ môn Quyền Anh rồi qua đời đột ngột vào những năm 1980.

    3. Võ sư Quách Văn Phước, gọi tắt là Quách Phước, nguyên quán Hà Nội, nhưng sinh năm 1933 tại Sài Gòn. Ông là con của võ sư Quách Văn Kế và được cha dạy võ từ thời còn thơ ấu. Ngòai ra, ông còn học võ với các võ sư: Đỗ Dư Ánh, Thanh Vân, Lê Văn Kiển. Võ sư Quách Phước bắt đầu dạy võ năm 1951, được cha trao chức Chưởng Môn Lam Sơn Võ Đạo năm 1967. Ông từng là Tổng Thư Ký Tổng Hội Võ Học Việt Nam và là Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tại Sài Gòn suốt 5 nhiệm kỳ. Ông đã đào tạo nhiều môn sinh nổi tiếng, như: Lam Ngọc Đức (huy chương bạc giải vô địch năm 1974 tại Sài Gòn), Trần Văn Ba Jacques (đang dạy tại Pháp), Hồ Ngọc Tòan (đang dạy tại Australia) v.v. Võ sư Quách Phước còn là một họa sĩ, một nhà giáo, một nghệ sĩ nhiếp ảnh.

    0 nhận xét:

    Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa võ thuật của các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản… cùng kinh nghiệm dạy võ trong quân đội, lão võ sư Trần Tiến đã tinh lọc và đúc kết thành võ phái Thiếu Lâm nội gia võ thuật đạo Việt Nam và phổ biến tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2, Nhà bảo tàng không quân phía Nam… Học trò của ông có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…

    Võ sư Trần Tiến sinh ngày 04 tháng 02 năm 1911 (Tân Hợi) tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1913, cụ Hoàng Hoa Thám qua đời, nghĩa quân tan rã; ông nội và bố mẹ Trần Tiến phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Tại đây, Trần Tiến được bố khai sinh lại: ngày 04.02.1913. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống võ nghệ, Trần Tiến được ông nội khai tâm võ học lúc 10 tuổi. Hai năm sau, ông Trần Tiến qua đời, Trần Tiến được thân phụ truyền dạy tiếp. Từ 15-20 tuổi, Trần Tiến học Thiếu Lâm với thầy Lý Giang Nam – quê ở Phúc Kiến (Trung Quốc), chạy sang Hải Phòng lánh nạn. Những năm sau, Trần Tiến tập Nhu thuật cùng ông Tanabe (Nhật), Judo với ông Karachi (Nhật) và luyện cả quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).Tuổi thanh niên sôi nổi lại biết võ nghệ, Trần Tiến đã tham gia nhiều cuộc so tài về roi và kiếm ở miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 1936. Nhưng đến tháng 8.1936, Trần Tiến buộc lòng phải rời xa quê hương vào miền Nam do bị thực dân Pháp đe dọa bắt giam vì “xách động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự”. Đến Sài Gòn, Trần Tiến tạm dừng bước và luyện tập tại Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa lao động Tp. HCM) và sau đó hoạt động võ thuật ở nhiều nơi…

    Năm 1943, Trần Tiến dạy thể dục tại đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge de l’Indochine) ở Kompong Cham (Campuchia). Công nhân nơi đây phần lớn là người Việt từ miền Bắc sang. Trong thời gian làm việc, Trần Tiến đươc tên chủ đồn điền người Pháp “quý mến” vì đã giúp công nhân có sức khỏe để “làm việc suốt ngày đêm”. Thật lòng, lúc đó Trần Tiến chưa biết gì về sự bóc lột của bọn chủ nhân tư bản cũng như không hiểu mình đang bị lợi dụng. Mãi đến cuối năm 1945, trong một lần nghỉ phép, Trần Tiến trở ra Hà Nội, đau lòng trước cảnh nhân dân chết đói quá thê thảm và được Việt Minh kêu gọi, Trần Tiến đã tham gia bộ đội vào đầu năm 1946. Mây năm đầu, Trần Tiến huấn luyện võ thuật cho “Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ” (năm 1967 cải danh là đặc công). Những năm sau, tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhưng Trần Tiến vẫn thường xuyên luyện võ và dạy võ cho mọi người khi có điều kiện. Sau 32 năm phục vụ trong quân ngũ, Trần Tiến nghỉ hưu vào năm 1978. Thế nhưng đến cuối năm 1981, Trần Tiến còn tự nguyện sang huấn luyện võ thuật định kỳ cho một số sĩ quan quân đội nhân dân cách mạng Campuchia và mãi đến 20.09.1989 mới về nghỉ hẳn tại Tp. HCM.

    Luyện khí công hàng ngày, sống thanh thản với tình thương yêu con người rõ rệt như vậy, ở tuổi xấp xỉ 100 (năm 2010), ông vẫn còn sáng suốt, khỏe mạnh và …đứng lớp môn khí công mở tại Nhà bảo tàng không quân phía Nam. Đập tay vào ngực thật mạnh, ông nói: “Đánh mạnh vậy nhưng tôi không đau. Tôi chết vì các cơ quan bị lão hóa thì có, chứ tôi không chết vì bệnh tật gì đâu”.

    Ông đã chuẩn bị trước cho thời khắc phải chia tay võ thuật, chia tay các môn đệ, bạn bè mà bước vào thế giới khác êm ả, bình yên hơn. “Hơn 80 năm sống với võ nghệ, trong đó có 32 năm phục vụ trong quân ngũ, nghỉ hưu với quân hàm đại tá, nhưng khi nhắm mắt, tôi không để nhà nước phải lo”. Vị đại tá về hưu đã đưa vào bản di chúc: thân của ông sẽ thành tro bụi để trở về với cát bụi, cô học trò trung tín nhất sẽ đọc điếu văn, tiền phúng điếu sẽ dành để giúp trẻ mồ côi, người nghèo khổ…

    Ngày 16-02-2011, do tuổi cao, sức yếu, ông bị ngã tại nhà riêng và dẫn đến chấn thương sọ não. Tuy được các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa, nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 13 giờ 7 phút ngày 21-02-2011 (tức ngày 19, tháng Giêng, năm Tân Mão), hưởng thọ 101 tuổi.

    Cố Võ sư Trần Tiến mang Võ Việt sang trời tây

    Posted at  tháng 11 20, 2019  |  in  Tinh-hoa-Võ-thuật  |  Read More»

    Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa võ thuật của các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản… cùng kinh nghiệm dạy võ trong quân đội, lão võ sư Trần Tiến đã tinh lọc và đúc kết thành võ phái Thiếu Lâm nội gia võ thuật đạo Việt Nam và phổ biến tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2, Nhà bảo tàng không quân phía Nam… Học trò của ông có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brazil…

    Võ sư Trần Tiến sinh ngày 04 tháng 02 năm 1911 (Tân Hợi) tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1913, cụ Hoàng Hoa Thám qua đời, nghĩa quân tan rã; ông nội và bố mẹ Trần Tiến phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Tại đây, Trần Tiến được bố khai sinh lại: ngày 04.02.1913. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống võ nghệ, Trần Tiến được ông nội khai tâm võ học lúc 10 tuổi. Hai năm sau, ông Trần Tiến qua đời, Trần Tiến được thân phụ truyền dạy tiếp. Từ 15-20 tuổi, Trần Tiến học Thiếu Lâm với thầy Lý Giang Nam – quê ở Phúc Kiến (Trung Quốc), chạy sang Hải Phòng lánh nạn. Những năm sau, Trần Tiến tập Nhu thuật cùng ông Tanabe (Nhật), Judo với ông Karachi (Nhật) và luyện cả quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi).Tuổi thanh niên sôi nổi lại biết võ nghệ, Trần Tiến đã tham gia nhiều cuộc so tài về roi và kiếm ở miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 1936. Nhưng đến tháng 8.1936, Trần Tiến buộc lòng phải rời xa quê hương vào miền Nam do bị thực dân Pháp đe dọa bắt giam vì “xách động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự”. Đến Sài Gòn, Trần Tiến tạm dừng bước và luyện tập tại Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa lao động Tp. HCM) và sau đó hoạt động võ thuật ở nhiều nơi…

    Năm 1943, Trần Tiến dạy thể dục tại đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge de l’Indochine) ở Kompong Cham (Campuchia). Công nhân nơi đây phần lớn là người Việt từ miền Bắc sang. Trong thời gian làm việc, Trần Tiến đươc tên chủ đồn điền người Pháp “quý mến” vì đã giúp công nhân có sức khỏe để “làm việc suốt ngày đêm”. Thật lòng, lúc đó Trần Tiến chưa biết gì về sự bóc lột của bọn chủ nhân tư bản cũng như không hiểu mình đang bị lợi dụng. Mãi đến cuối năm 1945, trong một lần nghỉ phép, Trần Tiến trở ra Hà Nội, đau lòng trước cảnh nhân dân chết đói quá thê thảm và được Việt Minh kêu gọi, Trần Tiến đã tham gia bộ đội vào đầu năm 1946. Mây năm đầu, Trần Tiến huấn luyện võ thuật cho “Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ” (năm 1967 cải danh là đặc công). Những năm sau, tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhưng Trần Tiến vẫn thường xuyên luyện võ và dạy võ cho mọi người khi có điều kiện. Sau 32 năm phục vụ trong quân ngũ, Trần Tiến nghỉ hưu vào năm 1978. Thế nhưng đến cuối năm 1981, Trần Tiến còn tự nguyện sang huấn luyện võ thuật định kỳ cho một số sĩ quan quân đội nhân dân cách mạng Campuchia và mãi đến 20.09.1989 mới về nghỉ hẳn tại Tp. HCM.

    Luyện khí công hàng ngày, sống thanh thản với tình thương yêu con người rõ rệt như vậy, ở tuổi xấp xỉ 100 (năm 2010), ông vẫn còn sáng suốt, khỏe mạnh và …đứng lớp môn khí công mở tại Nhà bảo tàng không quân phía Nam. Đập tay vào ngực thật mạnh, ông nói: “Đánh mạnh vậy nhưng tôi không đau. Tôi chết vì các cơ quan bị lão hóa thì có, chứ tôi không chết vì bệnh tật gì đâu”.

    Ông đã chuẩn bị trước cho thời khắc phải chia tay võ thuật, chia tay các môn đệ, bạn bè mà bước vào thế giới khác êm ả, bình yên hơn. “Hơn 80 năm sống với võ nghệ, trong đó có 32 năm phục vụ trong quân ngũ, nghỉ hưu với quân hàm đại tá, nhưng khi nhắm mắt, tôi không để nhà nước phải lo”. Vị đại tá về hưu đã đưa vào bản di chúc: thân của ông sẽ thành tro bụi để trở về với cát bụi, cô học trò trung tín nhất sẽ đọc điếu văn, tiền phúng điếu sẽ dành để giúp trẻ mồ côi, người nghèo khổ…

    Ngày 16-02-2011, do tuổi cao, sức yếu, ông bị ngã tại nhà riêng và dẫn đến chấn thương sọ não. Tuy được các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa, nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 13 giờ 7 phút ngày 21-02-2011 (tức ngày 19, tháng Giêng, năm Tân Mão), hưởng thọ 101 tuổi.

    0 nhận xét:

    Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là Tô Văn), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn Sài Gòn.Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh là con trai út trong 1 gia đình đông con gồm 6 chị em, cha của ông là cụ Tô Nghiêm, người gốc Trung Quốc, mẹ là bà La Thị Muối, người Nghệ An, Việt Nam.Do thể chất nhỏ bé và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho Mộc Đức Thiền Sư, một người Hoa lưu lạc ở Việt Nam, thâu nhận làm đệ tử với mong muốn ông được rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe. Thấy Tô Văn nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát lại có năng khiếu về võ thuật, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu. Năm 1913, được sự đồng ý của gia đình, 2 chú cháu khăn gói sang Trung Quốc. Từ đây, cậu bé Tô Văn được các hòa thượng trong chùa Phi Lai Tự thâu nhận. Họ dạy cho ông cách Thiền định và võ học của Bắc phái như: Côn Luân, Cửu Ngũ Tam Vương, Xà Quyền.Ngoài ra ông được thầy Trường Giang Mạnh Vũ truyền dạy cho Thiếu lâm Nam phái.

    Sau 11 năm ông quay trở lại quê hương, đổi tên hiệu thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Từ bộ căn bản “Thất Thập Nhị Huyền Công” (72 thế căn bản tuyệt diệu nhất của Thiếu Lâm Tự), “Thập Bát La Hán Thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu (18 thế này đã được đúc thành 18 pho tượng ở Chùa Thiếu Lâm; “La Hán Thần Công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được Tô Văn đón nhận, say mê luyện tập. Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của Thiếu lâm, kết hợp với 1 số người, Tô Văn vận dụng “Thất thập nhị Huyền Công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính). Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất Thập Nhị Huyền Công” làm căn bản, lấy “Thập Bát Chưởng Công”, “Lục Bộ Thần Công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thức tự từ thấp lên cao, riêng bộ La Hán Thần Công ông để vào chương trình Thượng Đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”.

    Ngày 03/11/2008 (tức ngày 06/10 năm Mậu Tý), lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, hưởng dương 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật; từ các bí kíp võ thuật của Bắc phái như “Côn Lôn”, “Cửu Ngũ Tam Vương”, “Xà Quyền“… cho đến tài liệu về võ học của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” và cả những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút ra trong suốt cuộc đời phiêu bạt giang hồ của mình.
    Nhớ lại hồi nhỏ, khoảng năm 1969, tôi mới 15 tuổi, có dịp được thọ giáo môn Võ Lâm Côn Luân Bắc phái của Bác Sáu. Thời chúng tôi thọ giáo, Lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh bảo các môn sinh không được gọi là thầy, mà gọi là Bác Sáu. Đây là một duyên may, tôi thích học võ, nhưng học Judo không được vì không đủ tiền sắm bộ võ phục. Một anh bạn rủ tôi học võ ở hẻm Vườn Chuối, đối diện Trường Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ (cũ) nay là hẻm 58 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chỉ quần đùi, ở trần là tập được, không cần võ phục. Thêm một điều rất đặc biệt của Bác Sáu là nếu võ sinh là học sinh thì được miễn phí, Bác Sáu chỉ lấy học phí của những người có làm việc hoặc người lớn. Hai điều kiện này quá phù hợp với đám học sinh nghèo như bọn tôi.

    Trong thời gian học võ với Bác Sáu, các võ sinh được học tập với thời khóa biểu tự do, không có giờ học phổ thông thì cứ đến tập. Dần dần các võ sinh mới tự ổn định giờ tập luyện. Số giờ học không hạn chế, mệt thì nghỉ. Học tập bảy ngày trong tuần, không nhất thiết phải nghỉ Chủ nhật.

    Trong quá trình học tập, ngoài các bài võ, đôi khi Bác Sáu giảng dạy thêm cho chúng tôi về võ lý, đạo đức của võ sinh. Chúng tôi thường thấy Bác Sáu cặm cụi ghi ghi, chép chép vào các quyển tập. Rồi sau đó, các quyển này được chuyền tay cho các võ sinh chép lại tại chỗ hoặc mượn về nhà chép. Chỗ nào chưa hiểu thì hỏi, Bác Sáu giải thích rất cặn kẻ. Anh bạn tôi là một người siêng năng nên chép được rất nhiều di bút của Bác Sáu. Trong đó có nhiều bài võ của nhiều dòng võ La Hán, Tứ linh, Bát tiên, Mai hoa quyền… Nhiều bài lý luận về các nguyên tắc học võ, dạy võ, nhận định thế võ đúng hay sai,… Bác Sáu đã soạn nhiều sách võ thuật được xuất bản trước năm 1975. Trong đó, nổi tiếng nhất là quyển Thất thập nhị huyền công và Thập bát La Hán quyền, xuất bản năm 1971.

    Bác Sáu chính là người đã hệ thống hóa các thế căn bản của môn võ cổ truyền Việt Nam. Theo sách Võ Cổ Truyền Việt Nam của Liên đoàn Võ Cổ Truyền Việt Nam, xuất bản năm 2011, nếu thống kê sẽ thấy có trên hai phần ba các thế võ căn bản, còn gọi là căn bản công, tên gọi có một phần khác nhau, nhưng động tác trùng khớp với 72 thế căn bản mà Bác Sáu đã soạn trong sách trên.

    Picture10.jpg

    Phương pháp tập luyện của Bác Sáu có lẽ cũng có một không hai ở Việt Nam, mà cũng có thể cả quốc tế, đó là đấu quyền. Nếu như các phái võ khác chỉ có bài quyền riêng lẽ, hoặc đấu nhau cùng lúc vài ba thế. Bác Sáu lại dạy từng cặp bài quyền đối nhau. Hai võ sinh, mỗi người một bài võ đấu luyện với nhau. Đây là một trong những phương pháp huấn luyện võ thuật tuyệt vời, tạo hứng thú cho võ sinh, giúp quen đòn dạn thế trong chiến đấu. Sau một thời gian tập luyện sẽ trở thành phản xạ tức thời.

    Bác Sáu có rất nhiều đồ đệ thành danh trong và ngoài nước, kể cả ở môn phái võ khác. Điển hình là anh Nguyễn Văn Phước (Phu Nguyen), Việt kiều Canada, hiện là Bát đẳng huyền đai, Phó Tổng Thư ký Tae Kwon Do hệ phái WTF (World Taekwondo Federation), phụ trách Châu Á.

    Tôi và người bạn miệt mài tập võ cho đến năm 1973 thì bạn tôi qua đời. Thêm vào đó, bận việc học, tôi phải nghỉ tập để hoàn tất việc học phổ thông.

    Rồi sau năm 1975, thời gian khoảng từ năm 1987 - 1990 tôi có tham gia huấn luyện Võ lâm. Nhưng phần lớn thời gian còn lại, vì chuyện học hành, làm việc, sinh kế quá bận rộn, nên tôi không chuyên tâm đến chuyện võ nghệ. Gần đây, sắp đến tuổi về hưu, công việc giảm, tôi mới có dịp đọc lại các di bút của Bác Sáu, do các bạn sưu tầm trước và sau năm 1975, giao lại cho tôi. Một số khám phá mới mà tôi hồi nhỏ, hoặc không hiểu hoặc không để ý đến.

    Có lẽ Bác Sáu đã đạt đỉnh cao của võ thuật. Với triết lý, học võ cũng là học làm người, không tấn công trước mà lấy nhẫn làm đầu, áp dụng võ thuật theo cách của người Việt xưa là lấy nhu chế cương.

    Xin trích nguyên văn một đoạn trong di bút của Bác Sáu, được viết tại Cần Thơ, khoảng năm 1988: “… Tự vệ - thể thao - đạo hạnh, đào tạo người học cho k
    ỳ được cả nghề lẫn nết. Không chiến đấu cũng đặng khỏe mạnh, thể xác sung mãn, tinh thần có tác phong đạo đức.

    Bởi vì coi quyền thuật là môn giáo luyện về cơ thể. Trong đó, có những cử động cương nhu, khí lực biến chuyển thân thể. Khi dạy, động kình phát chiêu, đầy chưởng. Đó là làm cho động mạch, điều hòa hơi thở để bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường khí lực, sung mãn tinh thần. Già bảy tám mươi còn sức lao động. Đó là môn võ chú trọng về ba điểm chính: ích cho nước, thuận cho nhà, lợi cho dân…...

    ….. Không có võ nào mà không chiến đấu. Là trường hợp cây muốn lặng mà gió không muốn ngừng mới có. Bởi vì võ Bắc phái luyện về di ảnh kỳ hình, lấy nhu áp cương. Nếu háo chiến thì thua bệnh viện, thắng nhà tù. Như vậy sao gọi là võ đạo được.

    Lối nhẫn nhịn của Bắc phái tối thượng. Bởi vì không nghiên cứu tấn công trước ai khi gây chiến, mà đứng chờ tối đa, nếu bãi chiến càng tốt. Vì cách di ảnh, khi bị ai tấn công, chỉ lắc lư một cái thì xuất nhập như quỷ thần. Nếu biết tấn công trước thì họ chết, như ta cũng chết tù. Thế nên, không biết đòn tấn công trước ai là chờ đợi cho hòa, càng tốt….”.

    Xin mạn phép vài dòng, cũng có thể suy nghĩ chưa thật thấu đáo, để tưởng niệm con người tài ba xuất chúng trong làng võ thuật Việt Nam, Lão Võ sư Đoàn Tâm Ảnh. Chúc hương hồn Bác Sáu an lạc ở cõi vĩnh hằng./.
    Khải Đăng

    Thiền sư - Võ sư Đoàn Tâm Ảnh (Tô Văn 1900-2008)

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Nhân-vật-võ-thuật  |  Read More»

    Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh (tên thật là Tô Văn), biệt danh Sáu nhỏ sinh năm 1900 tại Chợ Lớn Sài Gòn.Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh là con trai út trong 1 gia đình đông con gồm 6 chị em, cha của ông là cụ Tô Nghiêm, người gốc Trung Quốc, mẹ là bà La Thị Muối, người Nghệ An, Việt Nam.Do thể chất nhỏ bé và thường hay bị bệnh tật nên cha mẹ đã gửi ông cho Mộc Đức Thiền Sư, một người Hoa lưu lạc ở Việt Nam, thâu nhận làm đệ tử với mong muốn ông được rèn luyện võ nghệ, tăng cường sức khỏe. Thấy Tô Văn nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn, tháo vát lại có năng khiếu về võ thuật, Mộc Đức Thiền Sư hết lòng quý mến truyền dạy võ nghệ cho cậu. Năm 1913, được sự đồng ý của gia đình, 2 chú cháu khăn gói sang Trung Quốc. Từ đây, cậu bé Tô Văn được các hòa thượng trong chùa Phi Lai Tự thâu nhận. Họ dạy cho ông cách Thiền định và võ học của Bắc phái như: Côn Luân, Cửu Ngũ Tam Vương, Xà Quyền.Ngoài ra ông được thầy Trường Giang Mạnh Vũ truyền dạy cho Thiếu lâm Nam phái.

    Sau 11 năm ông quay trở lại quê hương, đổi tên hiệu thành Thiện Tâm Thiền Sư Đoàn Tâm Ảnh. Từ bộ căn bản “Thất Thập Nhị Huyền Công” (72 thế căn bản tuyệt diệu nhất của Thiếu Lâm Tự), “Thập Bát La Hán Thế” bao gồm 18 chiêu thức chiến đấu (18 thế này đã được đúc thành 18 pho tượng ở Chùa Thiếu Lâm; “La Hán Thần Công” (18 chiêu thức tuyệt kỹ) đều được Tô Văn đón nhận, say mê luyện tập. Khi đã lĩnh hội được hầu hết những tinh hoa của Thiếu lâm, kết hợp với 1 số người, Tô Văn vận dụng “Thất thập nhị Huyền Công”, 18 thế quyền La Hán kết hợp với quyền của bên Bắc phái sáng chế ra 18 bài quyền, (Bài thấp nhất có 21 thức chính, bài dài nhất có 73 thức chính). Trong 18 bài quyền này ông lấy “Thất Thập Nhị Huyền Công” làm căn bản, lấy “Thập Bát Chưởng Công”, “Lục Bộ Thần Công” để ghép đan xen vào thành 18 bài quyền theo thức tự từ thấp lên cao, riêng bộ La Hán Thần Công ông để vào chương trình Thượng Đẳng và đặt tên cho môn võ này là môn “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền”.

    Ngày 03/11/2008 (tức ngày 06/10 năm Mậu Tý), lão Thiền sư Đoàn Tâm Ảnh tạ thế, hưởng dương 109 tuổi. Ông mất đi để lại cho các thế hệ sau một kho tàng tài liệu về võ thuật; từ các bí kíp võ thuật của Bắc phái như “Côn Lôn”, “Cửu Ngũ Tam Vương”, “Xà Quyền“… cho đến tài liệu về võ học của phái “Võ Lâm Chánh Tông Thập Bát La Hán Quyền” và cả những kinh nghiệm mà ông đã đúc rút ra trong suốt cuộc đời phiêu bạt giang hồ của mình.
    Nhớ lại hồi nhỏ, khoảng năm 1969, tôi mới 15 tuổi, có dịp được thọ giáo môn Võ Lâm Côn Luân Bắc phái của Bác Sáu. Thời chúng tôi thọ giáo, Lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh bảo các môn sinh không được gọi là thầy, mà gọi là Bác Sáu. Đây là một duyên may, tôi thích học võ, nhưng học Judo không được vì không đủ tiền sắm bộ võ phục. Một anh bạn rủ tôi học võ ở hẻm Vườn Chuối, đối diện Trường Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ (cũ) nay là hẻm 58 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chỉ quần đùi, ở trần là tập được, không cần võ phục. Thêm một điều rất đặc biệt của Bác Sáu là nếu võ sinh là học sinh thì được miễn phí, Bác Sáu chỉ lấy học phí của những người có làm việc hoặc người lớn. Hai điều kiện này quá phù hợp với đám học sinh nghèo như bọn tôi.

    Trong thời gian học võ với Bác Sáu, các võ sinh được học tập với thời khóa biểu tự do, không có giờ học phổ thông thì cứ đến tập. Dần dần các võ sinh mới tự ổn định giờ tập luyện. Số giờ học không hạn chế, mệt thì nghỉ. Học tập bảy ngày trong tuần, không nhất thiết phải nghỉ Chủ nhật.

    Trong quá trình học tập, ngoài các bài võ, đôi khi Bác Sáu giảng dạy thêm cho chúng tôi về võ lý, đạo đức của võ sinh. Chúng tôi thường thấy Bác Sáu cặm cụi ghi ghi, chép chép vào các quyển tập. Rồi sau đó, các quyển này được chuyền tay cho các võ sinh chép lại tại chỗ hoặc mượn về nhà chép. Chỗ nào chưa hiểu thì hỏi, Bác Sáu giải thích rất cặn kẻ. Anh bạn tôi là một người siêng năng nên chép được rất nhiều di bút của Bác Sáu. Trong đó có nhiều bài võ của nhiều dòng võ La Hán, Tứ linh, Bát tiên, Mai hoa quyền… Nhiều bài lý luận về các nguyên tắc học võ, dạy võ, nhận định thế võ đúng hay sai,… Bác Sáu đã soạn nhiều sách võ thuật được xuất bản trước năm 1975. Trong đó, nổi tiếng nhất là quyển Thất thập nhị huyền công và Thập bát La Hán quyền, xuất bản năm 1971.

    Bác Sáu chính là người đã hệ thống hóa các thế căn bản của môn võ cổ truyền Việt Nam. Theo sách Võ Cổ Truyền Việt Nam của Liên đoàn Võ Cổ Truyền Việt Nam, xuất bản năm 2011, nếu thống kê sẽ thấy có trên hai phần ba các thế võ căn bản, còn gọi là căn bản công, tên gọi có một phần khác nhau, nhưng động tác trùng khớp với 72 thế căn bản mà Bác Sáu đã soạn trong sách trên.

    Picture10.jpg

    Phương pháp tập luyện của Bác Sáu có lẽ cũng có một không hai ở Việt Nam, mà cũng có thể cả quốc tế, đó là đấu quyền. Nếu như các phái võ khác chỉ có bài quyền riêng lẽ, hoặc đấu nhau cùng lúc vài ba thế. Bác Sáu lại dạy từng cặp bài quyền đối nhau. Hai võ sinh, mỗi người một bài võ đấu luyện với nhau. Đây là một trong những phương pháp huấn luyện võ thuật tuyệt vời, tạo hứng thú cho võ sinh, giúp quen đòn dạn thế trong chiến đấu. Sau một thời gian tập luyện sẽ trở thành phản xạ tức thời.

    Bác Sáu có rất nhiều đồ đệ thành danh trong và ngoài nước, kể cả ở môn phái võ khác. Điển hình là anh Nguyễn Văn Phước (Phu Nguyen), Việt kiều Canada, hiện là Bát đẳng huyền đai, Phó Tổng Thư ký Tae Kwon Do hệ phái WTF (World Taekwondo Federation), phụ trách Châu Á.

    Tôi và người bạn miệt mài tập võ cho đến năm 1973 thì bạn tôi qua đời. Thêm vào đó, bận việc học, tôi phải nghỉ tập để hoàn tất việc học phổ thông.

    Rồi sau năm 1975, thời gian khoảng từ năm 1987 - 1990 tôi có tham gia huấn luyện Võ lâm. Nhưng phần lớn thời gian còn lại, vì chuyện học hành, làm việc, sinh kế quá bận rộn, nên tôi không chuyên tâm đến chuyện võ nghệ. Gần đây, sắp đến tuổi về hưu, công việc giảm, tôi mới có dịp đọc lại các di bút của Bác Sáu, do các bạn sưu tầm trước và sau năm 1975, giao lại cho tôi. Một số khám phá mới mà tôi hồi nhỏ, hoặc không hiểu hoặc không để ý đến.

    Có lẽ Bác Sáu đã đạt đỉnh cao của võ thuật. Với triết lý, học võ cũng là học làm người, không tấn công trước mà lấy nhẫn làm đầu, áp dụng võ thuật theo cách của người Việt xưa là lấy nhu chế cương.

    Xin trích nguyên văn một đoạn trong di bút của Bác Sáu, được viết tại Cần Thơ, khoảng năm 1988: “… Tự vệ - thể thao - đạo hạnh, đào tạo người học cho k
    ỳ được cả nghề lẫn nết. Không chiến đấu cũng đặng khỏe mạnh, thể xác sung mãn, tinh thần có tác phong đạo đức.

    Bởi vì coi quyền thuật là môn giáo luyện về cơ thể. Trong đó, có những cử động cương nhu, khí lực biến chuyển thân thể. Khi dạy, động kình phát chiêu, đầy chưởng. Đó là làm cho động mạch, điều hòa hơi thở để bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường khí lực, sung mãn tinh thần. Già bảy tám mươi còn sức lao động. Đó là môn võ chú trọng về ba điểm chính: ích cho nước, thuận cho nhà, lợi cho dân…...

    ….. Không có võ nào mà không chiến đấu. Là trường hợp cây muốn lặng mà gió không muốn ngừng mới có. Bởi vì võ Bắc phái luyện về di ảnh kỳ hình, lấy nhu áp cương. Nếu háo chiến thì thua bệnh viện, thắng nhà tù. Như vậy sao gọi là võ đạo được.

    Lối nhẫn nhịn của Bắc phái tối thượng. Bởi vì không nghiên cứu tấn công trước ai khi gây chiến, mà đứng chờ tối đa, nếu bãi chiến càng tốt. Vì cách di ảnh, khi bị ai tấn công, chỉ lắc lư một cái thì xuất nhập như quỷ thần. Nếu biết tấn công trước thì họ chết, như ta cũng chết tù. Thế nên, không biết đòn tấn công trước ai là chờ đợi cho hòa, càng tốt….”.

    Xin mạn phép vài dòng, cũng có thể suy nghĩ chưa thật thấu đáo, để tưởng niệm con người tài ba xuất chúng trong làng võ thuật Việt Nam, Lão Võ sư Đoàn Tâm Ảnh. Chúc hương hồn Bác Sáu an lạc ở cõi vĩnh hằng./.
    Khải Đăng

    0 nhận xét:

    Giới thiệu về danh y Tuệ Tĩnh

    Danh y Tuệ Tĩnh từ lâu đã đưa ra một bí quyết trường thọ rất nổi tiếng. Bí quyết này được tóm tắt trong hai câu rất dễ nhớ sau :

    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

    Chúng ta tìm hiểu bí quyết sống khỏe và trường thọ này vì nó liên quan mật thiết đến Tiên Thiên Khí Công, đồng thời bổ túc thêm những điều cần yếu chưa được đề cập. Hai câu trên bao gồm bảy ý niệm, tất cả đều cần được hiểu rõ và thực hành trong đời sống hằng ngày để sống lâu một cách khỏe mạnh, sáng suốt.


    1. Bế Tinh

    Tinh; tức chất tinh túy được cơ thể chắt lọc từ thức ăn, từ các chất bổ dưỡng nhứt. Tinh đầy đủ thì sức khỏe khang kiện, tính tình vui vẻ, hắng hái, yêu đời. tinh thiếu thốn thì thường bệnh hoạn,ốm đau, bi quan, buồn chán. Tinh bị mất nhiều nhất trong quan hệ vơ chồng, nam nữ. Nam giới thường bị mất mát nhiều hơn nữ giới, nhưng không có nghĩa là nữ giới không bị tổn hại nếu lạm dùng tình dục. Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn đàn bà là do tiêu phí tinh quá nhiều. Nhiều người già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững cũng do sự phí phạm chất tinh túy của cơ thể này. Ông vua điển hình của sự phí phạm tinh túy đến nỗi phải nằm trên long sàng là Lê Long Đĩnh, còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài ra, trong lịch sử nhân loại có rất nhiều người do có thế lực,do giàu có đã quá lạm dụng tình dục, đưa đến hậu quả tất yếu là giảm sức khỏe, tinh thần suy kiệt, đầu óc mê muội, đời sống bị rút ngăn trong tối tăm, mịt mờ. Nhiều người, kể cả người có tuổi vẫn không biết chế ngự, vẫn không biết hạn chế,luôn luôn phí phạm tinh chất trong các cuộc truy hoan liên tục, đưa đến tình trạng bại hoại từ vật chất đến tinh thần. Vì thế Tuệ Tĩnh khuyên chúng ta nên bế tinh.

    Nhưng Bế Tinh là thế nào ? Có phải hoàn toàn diệt dục, tuyệt đối không giải quyết nhu cầu sinh lý không ? Tất nhiên, việc bế tinh hoàn toàn, suốt cuộc đời không đáp ứng nhu cầu tình dục như những vị tu hành xuất gia ngay khi từ còn nhỏ thì cuộc sống rất thanh cao, trí não sáng suốt đặc biệt, tu hành mau đắc quả. Nhưng, một cuộc sống thoát tục như thế không phải dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Ở đây, chúng ta chỉ muốn đề cập đại đa số phàm nhân sống bình thường nhưng biết cách giữ gìn chất tinh túy trong cơ thể. Chữ bế tinh mà Tuệ Tịnh muốn nói đến có ý khuyên chúng ta nên hạn chế tình dục, không nên hoang phí quá độ. Biết khi nào tiêu xài và khi nào nên lưu trữ. Tiêu xài với ai, tiêu xài thế nào là điều luôn luôn phải được nghĩ đến. Đó là chưa nói đến việc tiêu xài không có chọn lọc và cẩn thận sẽ đưa đến bịnh tật hiểm nghèo bất trị nữa. Chúng tôi muốn nói đến bịnh AIDS của thời đại ngày nay. Thanh niên nam nữ kể cả những người có tuổi thường cũng ít suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này. Cứ giải quyết cho thỏa thích và bất chấp hậu quả ! Đó là điều thật đáng tiếc. Và Tiên Thiên Khí Công sẽ không giúp cho bạn được bao nhiêu nếu bạn không biết cách bế tinh để bảo toàn sức khỏe và nuôi dưỡng tinh thần.

    2. Dưỡng Khí

    Tinh và khí liên quan mật thiết. Có tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Người xưa thường nói "Tinh hóa khí". Dưỡng khí là đem năng lượng khí trời trong sạch vào hạ đơn điền để biến thành tinh khí, thành năng lực luân lưu khắp châu thân để bảo toàn sự sống. Vì thế muốn dưỡng khí hữu hiệu thì phải bế tinh, tức phải biết tiết dục. Tiết dục chứ không phải diệt dục. Tiết dục dễ hơn diệt dục nhiều. Khi tinh và khí đầy đủ, sung mãn thì bịnh tật rất khó xâm nhập, mà bịnh tật không xâm nhập được thì có phải là ta đã có được một cơ thể quý báu không ? Người luôn luôn khỏe mạnh hay chưa bị ngã bịnh thường rất để ý đến bịnh tật; nhưng khi ngã bịnh, đi đứng không bình thường, ăn ngủ không được, đau nhức hành hạ,lúc đó mới nhận thức được sự quý báu của sức khỏe. Mà nhận thức được như thế nhiều lần thì cuộc đời còn gì là ý nghĩa, hứng thứ nữa? "Bệnh" là nỗi khổ triền miên mà nhân loại đang oằn oại gánh chịu, không thoát ra được. Nhiều thứ bịnh của con người không sao kể cho ra hết, nhưng phần lớn đều do mình tạo ra, không ai có thể gây bịnh cho ta được. Trừ trường hợp bẩm sinh, hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một cơ thể bình thường. Nên nếu biết cách sống, ta có thể tránh được nhiều loại bịnh tật. Vậy tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu để áp dụng cho cuộc sống của mình thêm hạnh phúc. Phải bế tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Tinh cạn kiệt thì khí không thể điều động để trở thành năng lực nuôi sống, bảo toàn sức khỏe một cách tốt nhứt được.

    3. Tồn thần

    Tinh khí đầy đủ chẳng những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần sáng suốt, tinh nhanh. Thần là sắc khí của một con người thường hiện ra trên sắc mặt, trong cặp mắt. Khí và tinh hợp lại biến thành thần khí hay thần sắc. Nhìn sắc diện một người, chúng ta có thể nhận ra được ngay họ có thần sắc hay không. Thần sắc đầy đủ thể hiện một sự lạc quan yêu đời, một cuộc sống sung mãn, thánh thiện. Con người có thể chất tinh thần, cả hai liên quan chặt chẽ với nhau. Không thể có một tinh thần trong một cơ thể bịnh hoạn được. Tinh -khí - thần liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế phải giữ tinh để hóa khí và từ tinh khí sẽ biến thành thần sắc. Nhưng chữ "tồn thần" cũng phải được hiểu là "giữ thần", tồn thần là còn, là giữ gìn cho còn. Thần sắc được tinh khí tạo ra, nhưng phải được bảo tồn, nếu hoang phí thần thì cũng giống như hoang phi tính và khí. Tồn thần hay dưỡng thần cũng giống như ta sử dụng điện năng. Được cung cấp nhiều thì khả năng tồn giữ không mất, lại dồi dào thêm. Ngược lại, tiêu xài nhiều, tiêu phí nhiều thì khả năng tồn giữ bị tiêu hao. Thần bị tán, bị mất khi ta suy nghĩ,làm việc nhiều bằng trí não, nói chuyện nhiều hoặc chăm chú xem hay nghe, kể cả xem truyền hình và nghe đài phát thanh, làm việc nhiều bằng máy tính. Thần cũng bị tán khi ta có quá nhiều cảm xúc dễ giận hờn, thù oán, nhiều tham vọng hay tự cao, tự đại. Thần được lưu giữ nhờ sự bình an trong tâm hồn, nhờ giấc ngủ yên lành không mộng mị. Tóm lại, ta phải tập cho mình một phong thái sống, nếp sống, một thời khóa biểu cho sự làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta cần thuộc lòng câu nói sau đây: Tinh túc thì ít bệnh. Khí túc thì ít ăn. Thần túc thì ít ngủ.

    Chúng ta vừa tìm hiểu ba ý niệm: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu bốn ý niệm của câu thứ hai : "Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình".

    1. Thanh tâm

    Tâm, nghĩa hẹp là lòng, là tấm lòng, rộng hơn là phần tinh thần cũng gọi là tâm hồn, tức là phần điều khiển tất cả mọi sinh hoạt của thể xác. Mà phần tinh thần của con người thì bao gồm rất nhiều thứ, từ tình cảm, lý trí, khả năng suy tưởng, khả năng sáng tác và các khả năng đặc biệt khác.

    Chính nhờ phần "tâm này" mà loài người mới có tiến bộ và có cuộc sống khác hơn loài vật, mới được gọi là "linh ư vạn vật". Còn chữ "thanh" được hiểu là sự trong sạch, thanh khiết không bị vướng bất cứ một thứ cặn bã nào. Sự hướng thượng, lòng khoan dung, sự tha thứ, sẵn sàng làm điều tốt, điều thiện mưu cầu lợi ích cho người khác" thuộc thanh. Người luôn luôn thanh tâm là người luôn có cuộc sống an lành nhờ tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những tình cảm, tư tưởng thanh cao, tốt đẹp. Vì thế,họ luôn luôn được an vui, hạnh phúc. Chính nguồn vui, hạnh phúc này giúp họ có đời sống rất khỏe mạnh và an lạc.

    2. Quả dục

    Dục là ham muốn, đòi hỏi, thèm khát. Quả dục là giảm thiểu sự ham muốn, sự đòi hỏi, sự thèm khát. Tham vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Chính vì lòng ham muốn này đã dẫn dắt không biết bao nhiêu người đi vào vực sâu, mất an vui, hạnh phúc và gần nhất là là sức khỏe bị suy mòn, tinh thần bị lụn bại. Vì thế muốn, nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì phải biết chế ngự lòng ham muốn, tính tham lam, thèm khát. Lòng ham muốn vô bờ biến giống như những cơn sóng to làm chìm đắm tất cả mọi sự bình an. Phải biết sống an vui với những gì mang đang có, biết "tri túc" thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa. Người xưa thường khuyên ta : "Tri túc thường lạc" hoặc "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc". Nghĩa là biết đủ thì sẽ luôn được an vui, hoặc biết đủ, an hưởng cái đủ, còn chờ đủ thì không bao giờ đủ cả..

    3. Thủ chân

    Thủ là giữ. Chân là chân lý. Thủ chân tức là luôn luôn theo đuổi một điều gì mình cho là chân lý,là lý tưởng. Đời người phải hướng về một mục đích nào đó để phục vụ, để thờ phượng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Thật là tội nghiệp cho bất cứ ai cứ tưởng phương tiện là mục đích. Nếu biến phương tiện thành mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho những đối tượng tầm thường. Rất nhiều người coi tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, danh vọng, sắc đẹp là mục đích trong khi chúng chỉ là phương tiện, nên cả đời họ chỉ lo chạy theo những thứ vật chất mau đổi thay, mau tan rã, không tồn tại lâu dài này. Tự biến mình thành nô lệ mà mình không bao giờ tỉnh thức.

    Người biết sống, người sáng suốt lúc nào cũng phân biệt rõ được phương tiện và mục đích. Họ luôn luôn làm chủ đời sống chứ không bao giờ trở thành nô lệ. Mục đích của họ có thể có nhiều nhưng mục đích cùng tột cao cả nhứt là sự giải thoát khỏi những ưu phiền của thể sự, những hạn hẹp của kiếp người. Người "thủ chân" thường là người biết sống, có một ước mơ cao cả đề tìm cầu, để thực hiện trong suốt cuộc đời của mình. Họ sống thanh thoát và ra đi an lành. Họ sống giản dị và biết vượt qua những ưu phiền.

    4. Luyện hình

    Luyện hình được hiểu là rèn luyện cơ thể. Nói một cách thật dễ hiểu là tập luyện cho thân hình luôn luôn khỏe mạnh, cường tráng. Tục ngữ Pháp có câu : "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng" (Une âme saine dans un corps sain). Tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh có rất nhiều cách. Từ tập thể dục thông thường đến đi bộ, bơi lội, đi xe đạp..v..v.. đều là những cách đơn giản và thông dụng.
    Nhưng luyện hình mà Tuệ Tỉnh muốn nói, không đơn giản chỉ là những động tác thể dục bình thường mà là những cách tập luyện toàn diện giúp cho nội lực luôn sung túc và đả thông được các huyệt đạo trong lục phủ, ngũ tạng. Cách luyện hình của người xưa tại Á Đông được truyền bá giới hạn trong các môn phái Yoga, Thiền và nhứt là trong các môn phái Khí Công. Để đạt được cả hai phần thể chất và tinh thần, Tiên Thiên Khí Công vừa có các cách luyện tập vận khí, đưa năng lượng Khí Trời trong sạch vào trong cơ thể làm thông các huyệt đạo, vừa đưa khí vào để biến tinh khí thành thần để thay thế thức ăn, thức uống.

    Ngoài các cách tập luyện về phần làm khang kiện thể chất, Tiên Thiên Khí Công cũng có phần tập an định về tinh thần để đạt được sư an lạc, tự tại. Người tập Tiên Thiên Khí Công kiên trì, theo đuổi lâu dài, thực hành đúng cách sẽ đạt được những kết quả to lớn cả thể chất lần tinh thần trong thế gian đầy ô trược và xã hội với bịnh tật tràn lan như hiện nay.

    Điều cần nói thêm là danh y Tuệ Tĩnh qua hai câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, đã cho ta một phương châm vô cùng quý báu để sống thế nào cho đúng, sống thế nào cho khỏe mạnh, trường thọ, sống thế nào cho được an vui, hạnh phúc. Chắc chắn, là còn một phần tối hệ trọng khác, nhưng Tuệ Tĩnh không đề cập trong hai câu nói nổi tiếng này. Đó là điều mà Người muốn gửi gấm trong hai chữ “thủ chân” ở câu thứ hai. Vì bất cứ một thứ chân lý nào tồn tại trên thế gian này mà chỉ dừng lại ở những bất toàn, bất túc, những vô thường hằng ngày thì chưa thể gọi là chân lý theo nghĩa thật triệt để, nói cách khác là vẫn chưa giải quyết được tận gốc cuộc sống của con người. Nhưng, bất cứ một loại thành tựu nào, dù là thể chất hay tâm linh, dù vô thường hay vĩnh hằng đều phải là kết quả của những dụng công, những cố gắng và miệt mài áp dụng thực hành. Và tất nhiên, bất cứ một phương pháp hay một pháp môn nào muốn được thừa nhận đều cũng phải được chứng nghiệm, phải đưa đến kết quả chắc chắn. Còn ngược lại, một phương pháp chỉ có tính lý thuyết suông, lại mang nhiều điều không hữu lý, không mang tính khoa học thì nhứt định chúng ta không nên uổng thời giờ tìm hiểu và tất nhiên không nên thực hành.

    Tóm lại, qua hai câu :

    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

    Danh y Tuệ Tĩnh đã nhắc nhở ta bảy điều tâm niệm cần phải nằm lòng để trở thành một người có cuộc sống khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc, một thứ hạnh phúc chân thật, đúng nghĩa.

    Sưu tầm

    Danh y Tuệ Tĩnh và bí quyết trường thọ: tu dưỡng, rè luyện, ăn uống

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Y-võ  |  Read More»

    Giới thiệu về danh y Tuệ Tĩnh

    Danh y Tuệ Tĩnh từ lâu đã đưa ra một bí quyết trường thọ rất nổi tiếng. Bí quyết này được tóm tắt trong hai câu rất dễ nhớ sau :

    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

    Chúng ta tìm hiểu bí quyết sống khỏe và trường thọ này vì nó liên quan mật thiết đến Tiên Thiên Khí Công, đồng thời bổ túc thêm những điều cần yếu chưa được đề cập. Hai câu trên bao gồm bảy ý niệm, tất cả đều cần được hiểu rõ và thực hành trong đời sống hằng ngày để sống lâu một cách khỏe mạnh, sáng suốt.


    1. Bế Tinh

    Tinh; tức chất tinh túy được cơ thể chắt lọc từ thức ăn, từ các chất bổ dưỡng nhứt. Tinh đầy đủ thì sức khỏe khang kiện, tính tình vui vẻ, hắng hái, yêu đời. tinh thiếu thốn thì thường bệnh hoạn,ốm đau, bi quan, buồn chán. Tinh bị mất nhiều nhất trong quan hệ vơ chồng, nam nữ. Nam giới thường bị mất mát nhiều hơn nữ giới, nhưng không có nghĩa là nữ giới không bị tổn hại nếu lạm dùng tình dục. Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn đàn bà là do tiêu phí tinh quá nhiều. Nhiều người già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững cũng do sự phí phạm chất tinh túy của cơ thể này. Ông vua điển hình của sự phí phạm tinh túy đến nỗi phải nằm trên long sàng là Lê Long Đĩnh, còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài ra, trong lịch sử nhân loại có rất nhiều người do có thế lực,do giàu có đã quá lạm dụng tình dục, đưa đến hậu quả tất yếu là giảm sức khỏe, tinh thần suy kiệt, đầu óc mê muội, đời sống bị rút ngăn trong tối tăm, mịt mờ. Nhiều người, kể cả người có tuổi vẫn không biết chế ngự, vẫn không biết hạn chế,luôn luôn phí phạm tinh chất trong các cuộc truy hoan liên tục, đưa đến tình trạng bại hoại từ vật chất đến tinh thần. Vì thế Tuệ Tĩnh khuyên chúng ta nên bế tinh.

    Nhưng Bế Tinh là thế nào ? Có phải hoàn toàn diệt dục, tuyệt đối không giải quyết nhu cầu sinh lý không ? Tất nhiên, việc bế tinh hoàn toàn, suốt cuộc đời không đáp ứng nhu cầu tình dục như những vị tu hành xuất gia ngay khi từ còn nhỏ thì cuộc sống rất thanh cao, trí não sáng suốt đặc biệt, tu hành mau đắc quả. Nhưng, một cuộc sống thoát tục như thế không phải dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Ở đây, chúng ta chỉ muốn đề cập đại đa số phàm nhân sống bình thường nhưng biết cách giữ gìn chất tinh túy trong cơ thể. Chữ bế tinh mà Tuệ Tịnh muốn nói đến có ý khuyên chúng ta nên hạn chế tình dục, không nên hoang phí quá độ. Biết khi nào tiêu xài và khi nào nên lưu trữ. Tiêu xài với ai, tiêu xài thế nào là điều luôn luôn phải được nghĩ đến. Đó là chưa nói đến việc tiêu xài không có chọn lọc và cẩn thận sẽ đưa đến bịnh tật hiểm nghèo bất trị nữa. Chúng tôi muốn nói đến bịnh AIDS của thời đại ngày nay. Thanh niên nam nữ kể cả những người có tuổi thường cũng ít suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này. Cứ giải quyết cho thỏa thích và bất chấp hậu quả ! Đó là điều thật đáng tiếc. Và Tiên Thiên Khí Công sẽ không giúp cho bạn được bao nhiêu nếu bạn không biết cách bế tinh để bảo toàn sức khỏe và nuôi dưỡng tinh thần.

    2. Dưỡng Khí

    Tinh và khí liên quan mật thiết. Có tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Người xưa thường nói "Tinh hóa khí". Dưỡng khí là đem năng lượng khí trời trong sạch vào hạ đơn điền để biến thành tinh khí, thành năng lực luân lưu khắp châu thân để bảo toàn sự sống. Vì thế muốn dưỡng khí hữu hiệu thì phải bế tinh, tức phải biết tiết dục. Tiết dục chứ không phải diệt dục. Tiết dục dễ hơn diệt dục nhiều. Khi tinh và khí đầy đủ, sung mãn thì bịnh tật rất khó xâm nhập, mà bịnh tật không xâm nhập được thì có phải là ta đã có được một cơ thể quý báu không ? Người luôn luôn khỏe mạnh hay chưa bị ngã bịnh thường rất để ý đến bịnh tật; nhưng khi ngã bịnh, đi đứng không bình thường, ăn ngủ không được, đau nhức hành hạ,lúc đó mới nhận thức được sự quý báu của sức khỏe. Mà nhận thức được như thế nhiều lần thì cuộc đời còn gì là ý nghĩa, hứng thứ nữa? "Bệnh" là nỗi khổ triền miên mà nhân loại đang oằn oại gánh chịu, không thoát ra được. Nhiều thứ bịnh của con người không sao kể cho ra hết, nhưng phần lớn đều do mình tạo ra, không ai có thể gây bịnh cho ta được. Trừ trường hợp bẩm sinh, hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một cơ thể bình thường. Nên nếu biết cách sống, ta có thể tránh được nhiều loại bịnh tật. Vậy tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu để áp dụng cho cuộc sống của mình thêm hạnh phúc. Phải bế tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Tinh cạn kiệt thì khí không thể điều động để trở thành năng lực nuôi sống, bảo toàn sức khỏe một cách tốt nhứt được.

    3. Tồn thần

    Tinh khí đầy đủ chẳng những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần sáng suốt, tinh nhanh. Thần là sắc khí của một con người thường hiện ra trên sắc mặt, trong cặp mắt. Khí và tinh hợp lại biến thành thần khí hay thần sắc. Nhìn sắc diện một người, chúng ta có thể nhận ra được ngay họ có thần sắc hay không. Thần sắc đầy đủ thể hiện một sự lạc quan yêu đời, một cuộc sống sung mãn, thánh thiện. Con người có thể chất tinh thần, cả hai liên quan chặt chẽ với nhau. Không thể có một tinh thần trong một cơ thể bịnh hoạn được. Tinh -khí - thần liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế phải giữ tinh để hóa khí và từ tinh khí sẽ biến thành thần sắc. Nhưng chữ "tồn thần" cũng phải được hiểu là "giữ thần", tồn thần là còn, là giữ gìn cho còn. Thần sắc được tinh khí tạo ra, nhưng phải được bảo tồn, nếu hoang phí thần thì cũng giống như hoang phi tính và khí. Tồn thần hay dưỡng thần cũng giống như ta sử dụng điện năng. Được cung cấp nhiều thì khả năng tồn giữ không mất, lại dồi dào thêm. Ngược lại, tiêu xài nhiều, tiêu phí nhiều thì khả năng tồn giữ bị tiêu hao. Thần bị tán, bị mất khi ta suy nghĩ,làm việc nhiều bằng trí não, nói chuyện nhiều hoặc chăm chú xem hay nghe, kể cả xem truyền hình và nghe đài phát thanh, làm việc nhiều bằng máy tính. Thần cũng bị tán khi ta có quá nhiều cảm xúc dễ giận hờn, thù oán, nhiều tham vọng hay tự cao, tự đại. Thần được lưu giữ nhờ sự bình an trong tâm hồn, nhờ giấc ngủ yên lành không mộng mị. Tóm lại, ta phải tập cho mình một phong thái sống, nếp sống, một thời khóa biểu cho sự làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta cần thuộc lòng câu nói sau đây: Tinh túc thì ít bệnh. Khí túc thì ít ăn. Thần túc thì ít ngủ.

    Chúng ta vừa tìm hiểu ba ý niệm: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu bốn ý niệm của câu thứ hai : "Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình".

    1. Thanh tâm

    Tâm, nghĩa hẹp là lòng, là tấm lòng, rộng hơn là phần tinh thần cũng gọi là tâm hồn, tức là phần điều khiển tất cả mọi sinh hoạt của thể xác. Mà phần tinh thần của con người thì bao gồm rất nhiều thứ, từ tình cảm, lý trí, khả năng suy tưởng, khả năng sáng tác và các khả năng đặc biệt khác.

    Chính nhờ phần "tâm này" mà loài người mới có tiến bộ và có cuộc sống khác hơn loài vật, mới được gọi là "linh ư vạn vật". Còn chữ "thanh" được hiểu là sự trong sạch, thanh khiết không bị vướng bất cứ một thứ cặn bã nào. Sự hướng thượng, lòng khoan dung, sự tha thứ, sẵn sàng làm điều tốt, điều thiện mưu cầu lợi ích cho người khác" thuộc thanh. Người luôn luôn thanh tâm là người luôn có cuộc sống an lành nhờ tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những tình cảm, tư tưởng thanh cao, tốt đẹp. Vì thế,họ luôn luôn được an vui, hạnh phúc. Chính nguồn vui, hạnh phúc này giúp họ có đời sống rất khỏe mạnh và an lạc.

    2. Quả dục

    Dục là ham muốn, đòi hỏi, thèm khát. Quả dục là giảm thiểu sự ham muốn, sự đòi hỏi, sự thèm khát. Tham vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Chính vì lòng ham muốn này đã dẫn dắt không biết bao nhiêu người đi vào vực sâu, mất an vui, hạnh phúc và gần nhất là là sức khỏe bị suy mòn, tinh thần bị lụn bại. Vì thế muốn, nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì phải biết chế ngự lòng ham muốn, tính tham lam, thèm khát. Lòng ham muốn vô bờ biến giống như những cơn sóng to làm chìm đắm tất cả mọi sự bình an. Phải biết sống an vui với những gì mang đang có, biết "tri túc" thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa. Người xưa thường khuyên ta : "Tri túc thường lạc" hoặc "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc". Nghĩa là biết đủ thì sẽ luôn được an vui, hoặc biết đủ, an hưởng cái đủ, còn chờ đủ thì không bao giờ đủ cả..

    3. Thủ chân

    Thủ là giữ. Chân là chân lý. Thủ chân tức là luôn luôn theo đuổi một điều gì mình cho là chân lý,là lý tưởng. Đời người phải hướng về một mục đích nào đó để phục vụ, để thờ phượng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Thật là tội nghiệp cho bất cứ ai cứ tưởng phương tiện là mục đích. Nếu biến phương tiện thành mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho những đối tượng tầm thường. Rất nhiều người coi tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, danh vọng, sắc đẹp là mục đích trong khi chúng chỉ là phương tiện, nên cả đời họ chỉ lo chạy theo những thứ vật chất mau đổi thay, mau tan rã, không tồn tại lâu dài này. Tự biến mình thành nô lệ mà mình không bao giờ tỉnh thức.

    Người biết sống, người sáng suốt lúc nào cũng phân biệt rõ được phương tiện và mục đích. Họ luôn luôn làm chủ đời sống chứ không bao giờ trở thành nô lệ. Mục đích của họ có thể có nhiều nhưng mục đích cùng tột cao cả nhứt là sự giải thoát khỏi những ưu phiền của thể sự, những hạn hẹp của kiếp người. Người "thủ chân" thường là người biết sống, có một ước mơ cao cả đề tìm cầu, để thực hiện trong suốt cuộc đời của mình. Họ sống thanh thoát và ra đi an lành. Họ sống giản dị và biết vượt qua những ưu phiền.

    4. Luyện hình

    Luyện hình được hiểu là rèn luyện cơ thể. Nói một cách thật dễ hiểu là tập luyện cho thân hình luôn luôn khỏe mạnh, cường tráng. Tục ngữ Pháp có câu : "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng" (Une âme saine dans un corps sain). Tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh có rất nhiều cách. Từ tập thể dục thông thường đến đi bộ, bơi lội, đi xe đạp..v..v.. đều là những cách đơn giản và thông dụng.
    Nhưng luyện hình mà Tuệ Tỉnh muốn nói, không đơn giản chỉ là những động tác thể dục bình thường mà là những cách tập luyện toàn diện giúp cho nội lực luôn sung túc và đả thông được các huyệt đạo trong lục phủ, ngũ tạng. Cách luyện hình của người xưa tại Á Đông được truyền bá giới hạn trong các môn phái Yoga, Thiền và nhứt là trong các môn phái Khí Công. Để đạt được cả hai phần thể chất và tinh thần, Tiên Thiên Khí Công vừa có các cách luyện tập vận khí, đưa năng lượng Khí Trời trong sạch vào trong cơ thể làm thông các huyệt đạo, vừa đưa khí vào để biến tinh khí thành thần để thay thế thức ăn, thức uống.

    Ngoài các cách tập luyện về phần làm khang kiện thể chất, Tiên Thiên Khí Công cũng có phần tập an định về tinh thần để đạt được sư an lạc, tự tại. Người tập Tiên Thiên Khí Công kiên trì, theo đuổi lâu dài, thực hành đúng cách sẽ đạt được những kết quả to lớn cả thể chất lần tinh thần trong thế gian đầy ô trược và xã hội với bịnh tật tràn lan như hiện nay.

    Điều cần nói thêm là danh y Tuệ Tĩnh qua hai câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, đã cho ta một phương châm vô cùng quý báu để sống thế nào cho đúng, sống thế nào cho khỏe mạnh, trường thọ, sống thế nào cho được an vui, hạnh phúc. Chắc chắn, là còn một phần tối hệ trọng khác, nhưng Tuệ Tĩnh không đề cập trong hai câu nói nổi tiếng này. Đó là điều mà Người muốn gửi gấm trong hai chữ “thủ chân” ở câu thứ hai. Vì bất cứ một thứ chân lý nào tồn tại trên thế gian này mà chỉ dừng lại ở những bất toàn, bất túc, những vô thường hằng ngày thì chưa thể gọi là chân lý theo nghĩa thật triệt để, nói cách khác là vẫn chưa giải quyết được tận gốc cuộc sống của con người. Nhưng, bất cứ một loại thành tựu nào, dù là thể chất hay tâm linh, dù vô thường hay vĩnh hằng đều phải là kết quả của những dụng công, những cố gắng và miệt mài áp dụng thực hành. Và tất nhiên, bất cứ một phương pháp hay một pháp môn nào muốn được thừa nhận đều cũng phải được chứng nghiệm, phải đưa đến kết quả chắc chắn. Còn ngược lại, một phương pháp chỉ có tính lý thuyết suông, lại mang nhiều điều không hữu lý, không mang tính khoa học thì nhứt định chúng ta không nên uổng thời giờ tìm hiểu và tất nhiên không nên thực hành.

    Tóm lại, qua hai câu :

    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

    Danh y Tuệ Tĩnh đã nhắc nhở ta bảy điều tâm niệm cần phải nằm lòng để trở thành một người có cuộc sống khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc, một thứ hạnh phúc chân thật, đúng nghĩa.

    Sưu tầm

    0 nhận xét:

    VÔ DƯỢC LIỆU PHÁP 

    Tùy sự phát triển của văn minh nhân loại, trình độ gánh vác của tinh thần và lao nhọc của thể xác cũng theo đó gia tăng, khiến bệnh tật ngày càng phức tạp khó trị. Cách trị liệu của y học hiện hữu chẳng thể giải quyết sự mâu thuẫn này. Đối với bệnh ung thư, sida và những bệnh nan y quái lạ do tinh thần căng thẳng gây nên, cảm thấy vô phương đối trị. Đứng trên lý luận triết học, từ gốc độ vật lý hóa học đến sinh lý giải phẫu để xem xét, nguyên nhân căn bản không thể nhận thức bản chất của bệnh tật là do cố chấp lý luận không gian ba chiều tự tạo chướng ngại. Câu hỏi cần thiết là tại sao những khu phát triển kinh tế với trình độ văn hóa càng cao thì càng xuất hiện những bệnh tật mới lạ và tỷ lệ phát bệnh càng nhiều càng khó trị ? Xu hướng xuất hiện bệnh văn minh ngày càng nhiều, chẳng thể giải thích.

    Do đó, vô dược liệu pháp ắt được người ta chú trọng, cuối cùng sẽ kiến lập một thể hệ y học mới.

    Theo hiện tượng mà chúng tôi đã biết, đối với những bệnh tật có tánh tiềm ẩn trong cơ thể và do tình dục phát triển quá mạnh, làm cho chức năng của tạng phủ gánh vác không nổi, cuộc sống thất thường, lâu ngày rồi sinh ra quái bệnh. những phương pháp đối trị những bệnh tật kể trên bằng vô dược liệu pháp vừa giản dị lại mau có công hiệu.

    Vô dược liệu pháp xưa nay các nước đều có, nếu sưu tập lại có thể thành một hệ thống cụ thể, nay diển tả theo từng môn loại, trong đó có cái thì có pháp mà vô lý, có cái thuộc về bí truyền, khó giải thích theo lý luận khoa học hiện đại; có cái thuộc bất khả tư nghì, thậm chí nghiêng về tính cách mê tín, các chuyên gia không dám tiếp xúc, e sợ ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của kỹ thuật khoa học. Nhưng đối với những người mang bệnh đã lâu, bị y học chánh thống phán đoán cho là không còn hy vọng, chẳng có lối thoát, vì sự khát vọng cầu sống mà áp dụng vô dược liệu pháp lại được lành bệnh một cách kỳ lạ.

    Do đó chúng tôi quy nạp tất cả vô dược liệu pháp, phân ra thứ lớp và môn loại, thành 12 loại như sau :

    1.- KHÍ CÔNG LIỆU PHÁP

    Khí công liệu pháp là một điển hình của vô dược liệu pháp, hiện tượng khí công là hiện tượng hoạt động của tâm lý và sinh lý đặc biệt, khác hơn người thường. Kỹ thuật khí công là một thứ kỹ thuật phản nghịch quy luật thường, kỹ thuật này được biểu hiện ra dưới trạng thái công năng đặc biệt, là một thứ kỹ thuật mà người thường không có khả năng xử dụng, chỉ có những người đã thông qua tu luyện như kích phát, dẫn dụ, truyền thọ, cảm ứng mới có công năng để xử dụng, ví như xem xa, biết xa, chẩn đoán bằng xem thấu vật chất như X quang, cho đến ý niệm dời vật v.v…

    Khí công liệu pháp có sự tồn tại chơn thật, đã được giới khoa học công nhận, nên xếp loại lớp thứ nhất của vô dược liệu pháp.

    2.- LIỆU PHÁP CÔNG NĂNG ĐẶC BIỆT BẨM SINH

    Có người sinh ra tự có công năng đặc biệt, có thể gọi là " khí công sẵn có". Người có công năng đặc biệt giống như nhà khí công, cũng là tiềm năng của sinh mạng hiện ra công năng phản nghịch qui luật thường.

    Kỳ thật, cách đoán bệnh trị bệnh của người công năng đặc biệt rất đơn giản, khéo hơn nhà khí công và thần hiệu hơn, các thứ trị liệu khác không thể so sánh, cũng thuộc một thứ vô dược liệu pháp.

    3.- KINH LẠC LIỆU PHÁP

    Kinh lạc gồm châm cứu, điểm huyệt, xoa bóp v.v… Đông y đem kết hợp với khí công, thì công hiệu trị liệu được tăng cường nhiều hơn là chỉ dùng mỗi thứ riêng biệt.

    Kinh lạc chẳng thể thấy, chẳng thể mò, mà Đông y lại đặt ra một hệ thống cụ thể rõ ràng, vẽ ra biểu đồ đầy đủ mọi kinh lạc trong cơ thể, dù sinh lý giải phẫu tìm không ra nó, nhưng đại học y khoa phương Tây lại đặt ra khoa châm cứu, có bằng cấp tốt nghiệp được chính phủ công nhận, vậy có thể chứng tỏ người xưa dùng siêu ngũ giác quan để cảm nhận tin tức ẩn tánh trong cơ thể cũng là điều hợp lý.

    4.- TỊCH CỐC TUYỆT THỰC LIỆU PHÁP

    Nguồn năng lượng của con người là do thức ăn đưa vào bao tử và ruột, thông qua phản ứng hóa học sinh ra nhiệt lượng và dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, nếu không cần lương thực bằng vật chất mà được trực tiếp thu hút năng lượng trong không gian để nuôi dưỡng cơ thể, chẳng cần ăn cơm thì phương tiện biết bao !

    Nếu thật chẳng cần ăn cơm thì chẳng sanh ra cái khổ "bệnh từ miệng vào", có sự kỳ lạ hơn là đang lúc tịch cốc, sinh lý của cơ thể có thể tự điều chỉnh quân bình mà lành bệnh và giữ sức khỏe.

    Ở Hàng Châu Trung Quốc, có một nhà khí công tên Trương Vinh Đường, truyền thọ kỹ thuật khí công tịch cốc rất kỳ lạ: Ông ấy chẳng cần trực tiếp phát công trị bệnh, bệnh nhân chẳng cần luyện công, có thể xuất hiện trạng thái tịch cốc, chẳng cần ăn uống mà khỏe mạnh và làm việc như thường, đồng thời các thứ bệnh kinh niên cũng được dần dần giảm bớt và tiêu trừ. Kỳ thật đối với phương pháp này cũng chẳng nên nghi ngờ, các nước tân tiến cũng có áp dụng tuyệt thực liệu pháp, đều có công hiệu, chỉ là hiện nay chưa được các học giả xem trọng, lại, đối với người tham ăn cũng không muốn chấp nhận, nghĩa là chưa đến bước đường cùng thì đa số bệnh nhân không chịu chọn cách nhịn đói để chữa bệnh !

    Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là sự phát triển theo qui luật biến hóa của sinh lý con người, sự phát triển từ phức tạp đến đơn giản, từ thức ăn hữu hình tiến đến thức ăn vô hình (năng lượng), dần dần phát triển tiến hóa, cuối cùng cắt tuyệt nguyên do phát bệnh và giải quyết vấn đề căn bản của sinh lão bệnh tử. Do đó, tịch cốc liệu pháp sẽ được chúng ta xem trọng.

    5.- Ý NIỆM LIỆU PHÁP

    Ý niệm là một thứ lực bằng năng lượng, khác với lực cơ điện, gán tên cho nó gọi là động lực ẩn tánh. Năng lượng ý niệm đã được nghiệm chứng có sự tồn tại khách quan, ở đây chúng tôi muốn nói về dùng ý niệm lực có thể trị bệnh, việc này đã là chuyện thường đối với nhà khí công.

    Trong thập niên 50, Liên Xô đã áp dụng phương pháp sanh đẻ không đau, cũng có hiệu quả: Bác sĩ dùng ý niệm cương quyết bảo người sản phụ rằng việc sinh con vốn chẳng đau đớn, sở dĩ cảm thấy đau là do tinh thần lo sợ mà ra. YÙ niệm này khi được sản phụ chấp nhận và đủ lòng tin phối hợp thì sẽ có công hiệu, ý niệm càng kiên cố càng được hiệu quả. Trường hợp nếu sản phụ cho đó chỉ là lời an ủi, do không tin mà cảm thấy hoang mang thì ý niệm lực phát ra chẳng được tiếp nhận, ắt phải thất bại. Theo đó có thể chứng tỏ sự hiệu ứng của ý niệm lực.

    Tất cả nhà khí công được hiệu ứng trong trị liệu đều liên quan đến sự hoạt động của ý niệm. Phương pháp của họ có ba tầng lớp: Kích phát ngoại khí, bắn ra ý niệm lực và điều khiển tin tức. Sau khi hiểu được cơ chế của ý niệm lực, người chẳng biết khí công vẫn có thể dùng ý niệm để chữa bệnh, chẳng phải chỉ có nhà khí công mới trị bệnh bằng ý niệm lực; như sự cầu nguyện của Tin lành, trì chú của Mật tông, tụng kinh của Đạo giáo, Phật giáo, cho đến hoạt động tế thần của những bộ lạc nguyên thủy ở Châu Phi v.v… trong lúc vô ý mà lợi dụng ý niệm lực cũng được phát huy hiệu ứng trị liệu.

    6.- TIN TỨC LIỆU PHÁP

    Nội dung của tin tức có hai: Một thứ có thể thấy nghe, như bùa chú, đồ hình, vật tin tức của Đạo gia, âm nhạc, chuông trống, tụng ki nh của nhà Phật, dùng các loại tin tức thông qua sự thấy nghe để thỏa mãn nhu cầu của con người. một thứ thuộc vô hình, chẳng thể thấy nghe, như làn sóng tin tức, quán tưởng sinh linh trên hành tinh, quán tâm linh của chính mình, thầm tưởng các thứ bí quyết và khẩu lệnh bằng mật mã.

    Người bệnh nếu có ý niệm tin tưởng mãnh liệt và có người hướng dẫn, giúp đở, hợp tác tăng cường, sẽ hình thành làn sóng tin tức, điều khiển ý niệm lực để trị bệnh, cũng được hiệu ứng mau chóng.

    Tin tức liệu pháp xưa nay đã lưu truyền mấy ngàn năm, các nước đều có, nhất là ở các bộ lạc và dân tộc thiểu số còn gặp nhiều hơn, nhưng họ thường bị người văn minh cho là mê tín, nhưng lòng tin của họ rất vững chắc, không sợ phê phán và ngăn cấm, sự thật hiện nay vẫn còn tồn tại.

    Tin tức liệu pháp có nhiều hình thức, như rửa tội, xoa đầu an ủi, ban phước, chiêu hồn, đuổi tà v.v…trong hoạt động tôn giáo, và tin tức thủy, tin tức nhạc, tin tức viết, tin tức quạt … của người có công năng đặc biệt và nhà khí công, có thể điều khiển sinh lý hoạt động của tin tức, siêu việt thời gian không gian để chẩn đoán, trị liệu bệnh nhân bất cứ xa gần.

    Nói tóm lại, ý niệm trị liệu mở mang phát triển, ắt sẽ dẫn ra tin tức trị liệu, nghĩa là thúc đẩy công năng của ý niệm trị liệu lên tầng lớp cao hơn.

    7.- NHẬP ĐỊNH TƯ DUY TRỊ LIỆU

    Tư duy trị liệu có bốn chữ yếu quyết: Buông, tịnh, hư, rỗng. Trước tiên buông xã thân tâm của chính mình, nếu đã làm được thì thân tâm có thể nghỉ ngơi đầy đủ, theo qui luật điều chỉnh sinh lý. Sau khi buông xã thân tâm rồi có thể nhập tịnh, do tịnh sanh huệ, do tịnh tăng trí, trạng thái tịnh có thể khiến sự rối loạn của thân tâm khôi phục trật tự quân bình mà đạt đến mục đích trị liệu.

    Thông thường trạng thái tịnh khó giữ được thời gian lâu dài, chân thật thâm sâu, thực hiện " tư duy trống rỗng" chẳng phải dễ, nên dùng một niệm thay trăm niệm; một niệm còn thì trăm niệm tiêu; một niệm này tức là niệm của tư duy siêu phàm. Nói "tư duy" chẳng phải lo nghĩ việc ăn mặc đi ở, danh lợi thành bại của thế gian, tư duy tức quán tưởng chơn lý của nhân sinh vũ trụ, giống như tham thoại đầu của Thiền tông.

    Tư duy sinh ra hiệu ứng, có thể điều chỉnh trạng thái sinh lý, khiến thân tâm tự nhiên quân bình, trong đó bao gồm dưỡng sinh, ngộ đạo, mở mang trí tuệ, gọi là minh tâm kiến tánh. Tư duy chú trọng nhập tịnh, giống như tịnh công của khí công, từ buông đến tịnh, đạt đến tánh không, quên mình, Lão Tử gọi là "vô vi"; vô vi mới có thể vô sở bất vi, quên mình thì quên hết phiền não thế gian, tâm linh sáng tỏ thì khí huyết điều hòa, bệnh từ đâu đến ?

    8.- THIỀN ĐỊNH LIỆU PHÁP

    Tư duy tiến vào cảnh giới tầng lớp cao hơn tức là tịnh lự, cũng gọi là "Thiền". Thiền tọa kéo dài, đạt đến trạng thái tối cao gọi là thiền định, được nhập thiền định sẽ siêu thoát tất cả lo âu tính toán của việc thế gian, gọi là "vô niệm" (chẳng có vọng niệm). Thiền định đến cảnh giới cao tột, không những có thể tiêu trừ bệnh tật, còn có thể không nhờ ăn uống mà duy trì sinh mạng lâu dài cho đến mấy trăm năm.

    Liệu pháp này rất khó thực dụng trong đời sống căng thẳng ngày nay, luôn cả tuyên truyền cũng khó được người ta tiếp nhận, nhưng nó thuộc về liệu pháp thượng hạng, người ham tu hành đa số đều hiểu lý này.

    9.- TÂM LÝ LIỆU PHÁP

    Pháp này xuất phát từ phương Tây, sau này theo khoa học hiện đại truyền sang phương Đông, Tâm lý học lại hình thành một môn học trong sách giáo khoa. Tâm lý liệu pháp luôn tồn tại nơi lâm sàng của bệnh viện, bác sĩ dùng an ủi liệu pháp, bảo đảm liệu pháp v.v… đều thuộc phạm vi của tâm lý liệu pháp. có người cho rằng bệnh nhân ung thư thường chết vì sợ hãi, chẳng phải vô lý: do tinh thần lo âu ảnh hưởng sức khỏe, điều đó ai cũng biết, bệnh nhân thiếu lòng tin thì bệnh khó trị, là dựa trên quan điểm Tâm lý học.

    Có người nói "khí công cũng là tâm lý liệu pháp" ấy là sai, phải nói là trong khí công liệu pháp có xử dụng tâm lý liệu pháp, nhưng chẳng đồng nhau. Tâm lý liệu pháp của phương Tây còn nông cạn, thuộc dạng bị động, họ chẳng thể dùng nhân tố tích cực trong cơ thể sinh mạng của bệnh nhân điều khiển tiềm năng sinh lý của họ. Nếu chỉ đơn thuần xử dụng tâm lý liệu pháp thường không đủ công hiệu, lại chẳng dễ gì được bệnh nhân tiếp nhận lâu dài, nếu bệnh nhân cho đó là sự thương xót an ủi thì mất linh nghiệm.

    Tâm lý liệu pháp phải kết hợp với các liệu pháp khác, khiến bệnh nhân tin tưởng tự sanh ra hiệu ứng của tâm lý họ, dùng ý chí lực tự điều chỉnh chính mình, như lời Đông y nói "thần lãnh hình, linh chủ mạng, khí thống huyết", từ đó thần an thì hình bất loạn, tâm bình thì thể tự hòa, nghĩa là do khả năng của chính mình thực hành tâm lý liệu pháp, mới trở thành một phương pháp kỳ diệu.

    10.- SÁM HỐI LIỆU PHÁP

    Trong cuộc đời của con người, đôi lúc vì làm ra việc xấu việc lầm rồi ghi nhớ hình ảnh trong tâm, sanh lòng hối hận tự trách chẳng thể giải tỏa, chôn vùi trong thâm tâm hình thành một khối độc hại, ảnh hưởng sức khỏe, gọi là tâm bệnh. do đó, tâm lý liệu pháp kể trên đã phát triển thêm một liệu pháp gọi là sám hối liệu pháp, cũng như người phương Tây thú tội trước Hồng y giáo chủ, cầu xin Thượng Đế xã tội; tín đồ của tôn giáo phương Đông cũng có sự hoạt động về sám hối, như tụng kinh bái sám để tiêu trừ bệnh ẩn mật đó, giải tỏa áp lực của tinh thần mà khôi phục lại sức khỏe.

    Sám hối liệu pháp vô hình để thấy, nhưng thường có công hiệu chơn thật. Muốn có hiệu ứng chơn thật, cần phải dùng lòng tin tưởng của mình, cầu trời làm chứng, thành kính sám hối, mới được công hiệu.

    11.- NGŨ HÀNH LIỆU PHÁP

    Sự hình thành của quả địa cầu là nhờ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sự sinh tồn của người địa cầu cũng là nhờ nhân tố của kim mộc thủy hỏa thổ làm hữu cơ phối hợp mà thành. Khi sự phối hợp của ngũ hành mất qui luật thì sinh ra bệnh tật.

    Ngũ hành liệu pháp dùng mọi thứ riêng biệt để trị bệnh, cũng như kim dùng tiếng chuông để thay thế, mộc tức là ẩn khí của cây cối, thủy là nước suối, như tắm suối nóng, tắm nước tin tức, tắm hơi … hỏa là ánh sáng, là quang tuyến, như tắm nắng, trị liệu bằng tia sáng … thổ là tắm sình, tịnh dưỡng trong hang núi, đi chân không dẫm trên mặt đất, dạo chơi ngoại ô… Tóm lại, đối với ngũ hành liệu pháp, Đông y đã nghiên cứu ra một hệ thống cụ thể, có lý luận hoàn chỉnh, nếu biết cách xử dụng cũng rất công hiệu.

    12.- THÔI MIÊN LIỆU PHÁP

    Thôi miên liệu pháp đối với những bệnh hư tổn có nhiều công hiệu hơn, có người vì sinh kế mà lao tâm lao lực quá mức, lâu ngày thành bệnh, nếu được nghỉ ngơi đầy đủ để giảm bớt mỏi mệt, khôi phục sức khỏe, nhân công liệu pháp cũng là một trong những pháp đó. Khi vào được trạng thái thôi miên thì thể xác và tinh thần đều có dịp nghỉ ngơi và tự điều chỉnh quân bình, khi ngủ một giấc ngon lành thức dậy thì cảm thấy tinh thần khỏe mạnh.

    Người đủ điều kiện có thể tự mình thôi miên, khỏi nhờ nhà khí công và thầy thôi miên thì tiện hơn nhiều. Có người muốn tự thôi miên, đếm hơi thở trong tâm hoặc nghe tiếng tíc tắc của đồng hồ thường chẳng có công hiệu, ấy là vì ông chưa đủ khả năng thôi miên. Kỳ thật phương pháp thôi miên chẳng phải khó học, ai cũng có thể tự học thử, chủ yếu là luyện tập bốn chữ :Buông, tịnh, hư, rỗng đã đề cập trong điều " nhập tịnh tư duy liệu pháp" ở trên, người muốn học thôi miên cứ theo đó thực hành.

    Hiện nay Trung Quốc dùng cách thôi miên.

    Hoà thượng Thích Duy Lực

    Khí công liệu pháp - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Tinh-hoa-Võ-thuật  |  Read More»

    VÔ DƯỢC LIỆU PHÁP 

    Tùy sự phát triển của văn minh nhân loại, trình độ gánh vác của tinh thần và lao nhọc của thể xác cũng theo đó gia tăng, khiến bệnh tật ngày càng phức tạp khó trị. Cách trị liệu của y học hiện hữu chẳng thể giải quyết sự mâu thuẫn này. Đối với bệnh ung thư, sida và những bệnh nan y quái lạ do tinh thần căng thẳng gây nên, cảm thấy vô phương đối trị. Đứng trên lý luận triết học, từ gốc độ vật lý hóa học đến sinh lý giải phẫu để xem xét, nguyên nhân căn bản không thể nhận thức bản chất của bệnh tật là do cố chấp lý luận không gian ba chiều tự tạo chướng ngại. Câu hỏi cần thiết là tại sao những khu phát triển kinh tế với trình độ văn hóa càng cao thì càng xuất hiện những bệnh tật mới lạ và tỷ lệ phát bệnh càng nhiều càng khó trị ? Xu hướng xuất hiện bệnh văn minh ngày càng nhiều, chẳng thể giải thích.

    Do đó, vô dược liệu pháp ắt được người ta chú trọng, cuối cùng sẽ kiến lập một thể hệ y học mới.

    Theo hiện tượng mà chúng tôi đã biết, đối với những bệnh tật có tánh tiềm ẩn trong cơ thể và do tình dục phát triển quá mạnh, làm cho chức năng của tạng phủ gánh vác không nổi, cuộc sống thất thường, lâu ngày rồi sinh ra quái bệnh. những phương pháp đối trị những bệnh tật kể trên bằng vô dược liệu pháp vừa giản dị lại mau có công hiệu.

    Vô dược liệu pháp xưa nay các nước đều có, nếu sưu tập lại có thể thành một hệ thống cụ thể, nay diển tả theo từng môn loại, trong đó có cái thì có pháp mà vô lý, có cái thuộc về bí truyền, khó giải thích theo lý luận khoa học hiện đại; có cái thuộc bất khả tư nghì, thậm chí nghiêng về tính cách mê tín, các chuyên gia không dám tiếp xúc, e sợ ảnh hưởng đến sự nghiêm túc của kỹ thuật khoa học. Nhưng đối với những người mang bệnh đã lâu, bị y học chánh thống phán đoán cho là không còn hy vọng, chẳng có lối thoát, vì sự khát vọng cầu sống mà áp dụng vô dược liệu pháp lại được lành bệnh một cách kỳ lạ.

    Do đó chúng tôi quy nạp tất cả vô dược liệu pháp, phân ra thứ lớp và môn loại, thành 12 loại như sau :

    1.- KHÍ CÔNG LIỆU PHÁP

    Khí công liệu pháp là một điển hình của vô dược liệu pháp, hiện tượng khí công là hiện tượng hoạt động của tâm lý và sinh lý đặc biệt, khác hơn người thường. Kỹ thuật khí công là một thứ kỹ thuật phản nghịch quy luật thường, kỹ thuật này được biểu hiện ra dưới trạng thái công năng đặc biệt, là một thứ kỹ thuật mà người thường không có khả năng xử dụng, chỉ có những người đã thông qua tu luyện như kích phát, dẫn dụ, truyền thọ, cảm ứng mới có công năng để xử dụng, ví như xem xa, biết xa, chẩn đoán bằng xem thấu vật chất như X quang, cho đến ý niệm dời vật v.v…

    Khí công liệu pháp có sự tồn tại chơn thật, đã được giới khoa học công nhận, nên xếp loại lớp thứ nhất của vô dược liệu pháp.

    2.- LIỆU PHÁP CÔNG NĂNG ĐẶC BIỆT BẨM SINH

    Có người sinh ra tự có công năng đặc biệt, có thể gọi là " khí công sẵn có". Người có công năng đặc biệt giống như nhà khí công, cũng là tiềm năng của sinh mạng hiện ra công năng phản nghịch qui luật thường.

    Kỳ thật, cách đoán bệnh trị bệnh của người công năng đặc biệt rất đơn giản, khéo hơn nhà khí công và thần hiệu hơn, các thứ trị liệu khác không thể so sánh, cũng thuộc một thứ vô dược liệu pháp.

    3.- KINH LẠC LIỆU PHÁP

    Kinh lạc gồm châm cứu, điểm huyệt, xoa bóp v.v… Đông y đem kết hợp với khí công, thì công hiệu trị liệu được tăng cường nhiều hơn là chỉ dùng mỗi thứ riêng biệt.

    Kinh lạc chẳng thể thấy, chẳng thể mò, mà Đông y lại đặt ra một hệ thống cụ thể rõ ràng, vẽ ra biểu đồ đầy đủ mọi kinh lạc trong cơ thể, dù sinh lý giải phẫu tìm không ra nó, nhưng đại học y khoa phương Tây lại đặt ra khoa châm cứu, có bằng cấp tốt nghiệp được chính phủ công nhận, vậy có thể chứng tỏ người xưa dùng siêu ngũ giác quan để cảm nhận tin tức ẩn tánh trong cơ thể cũng là điều hợp lý.

    4.- TỊCH CỐC TUYỆT THỰC LIỆU PHÁP

    Nguồn năng lượng của con người là do thức ăn đưa vào bao tử và ruột, thông qua phản ứng hóa học sinh ra nhiệt lượng và dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, nếu không cần lương thực bằng vật chất mà được trực tiếp thu hút năng lượng trong không gian để nuôi dưỡng cơ thể, chẳng cần ăn cơm thì phương tiện biết bao !

    Nếu thật chẳng cần ăn cơm thì chẳng sanh ra cái khổ "bệnh từ miệng vào", có sự kỳ lạ hơn là đang lúc tịch cốc, sinh lý của cơ thể có thể tự điều chỉnh quân bình mà lành bệnh và giữ sức khỏe.

    Ở Hàng Châu Trung Quốc, có một nhà khí công tên Trương Vinh Đường, truyền thọ kỹ thuật khí công tịch cốc rất kỳ lạ: Ông ấy chẳng cần trực tiếp phát công trị bệnh, bệnh nhân chẳng cần luyện công, có thể xuất hiện trạng thái tịch cốc, chẳng cần ăn uống mà khỏe mạnh và làm việc như thường, đồng thời các thứ bệnh kinh niên cũng được dần dần giảm bớt và tiêu trừ. Kỳ thật đối với phương pháp này cũng chẳng nên nghi ngờ, các nước tân tiến cũng có áp dụng tuyệt thực liệu pháp, đều có công hiệu, chỉ là hiện nay chưa được các học giả xem trọng, lại, đối với người tham ăn cũng không muốn chấp nhận, nghĩa là chưa đến bước đường cùng thì đa số bệnh nhân không chịu chọn cách nhịn đói để chữa bệnh !

    Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là sự phát triển theo qui luật biến hóa của sinh lý con người, sự phát triển từ phức tạp đến đơn giản, từ thức ăn hữu hình tiến đến thức ăn vô hình (năng lượng), dần dần phát triển tiến hóa, cuối cùng cắt tuyệt nguyên do phát bệnh và giải quyết vấn đề căn bản của sinh lão bệnh tử. Do đó, tịch cốc liệu pháp sẽ được chúng ta xem trọng.

    5.- Ý NIỆM LIỆU PHÁP

    Ý niệm là một thứ lực bằng năng lượng, khác với lực cơ điện, gán tên cho nó gọi là động lực ẩn tánh. Năng lượng ý niệm đã được nghiệm chứng có sự tồn tại khách quan, ở đây chúng tôi muốn nói về dùng ý niệm lực có thể trị bệnh, việc này đã là chuyện thường đối với nhà khí công.

    Trong thập niên 50, Liên Xô đã áp dụng phương pháp sanh đẻ không đau, cũng có hiệu quả: Bác sĩ dùng ý niệm cương quyết bảo người sản phụ rằng việc sinh con vốn chẳng đau đớn, sở dĩ cảm thấy đau là do tinh thần lo sợ mà ra. YÙ niệm này khi được sản phụ chấp nhận và đủ lòng tin phối hợp thì sẽ có công hiệu, ý niệm càng kiên cố càng được hiệu quả. Trường hợp nếu sản phụ cho đó chỉ là lời an ủi, do không tin mà cảm thấy hoang mang thì ý niệm lực phát ra chẳng được tiếp nhận, ắt phải thất bại. Theo đó có thể chứng tỏ sự hiệu ứng của ý niệm lực.

    Tất cả nhà khí công được hiệu ứng trong trị liệu đều liên quan đến sự hoạt động của ý niệm. Phương pháp của họ có ba tầng lớp: Kích phát ngoại khí, bắn ra ý niệm lực và điều khiển tin tức. Sau khi hiểu được cơ chế của ý niệm lực, người chẳng biết khí công vẫn có thể dùng ý niệm để chữa bệnh, chẳng phải chỉ có nhà khí công mới trị bệnh bằng ý niệm lực; như sự cầu nguyện của Tin lành, trì chú của Mật tông, tụng kinh của Đạo giáo, Phật giáo, cho đến hoạt động tế thần của những bộ lạc nguyên thủy ở Châu Phi v.v… trong lúc vô ý mà lợi dụng ý niệm lực cũng được phát huy hiệu ứng trị liệu.

    6.- TIN TỨC LIỆU PHÁP

    Nội dung của tin tức có hai: Một thứ có thể thấy nghe, như bùa chú, đồ hình, vật tin tức của Đạo gia, âm nhạc, chuông trống, tụng ki nh của nhà Phật, dùng các loại tin tức thông qua sự thấy nghe để thỏa mãn nhu cầu của con người. một thứ thuộc vô hình, chẳng thể thấy nghe, như làn sóng tin tức, quán tưởng sinh linh trên hành tinh, quán tâm linh của chính mình, thầm tưởng các thứ bí quyết và khẩu lệnh bằng mật mã.

    Người bệnh nếu có ý niệm tin tưởng mãnh liệt và có người hướng dẫn, giúp đở, hợp tác tăng cường, sẽ hình thành làn sóng tin tức, điều khiển ý niệm lực để trị bệnh, cũng được hiệu ứng mau chóng.

    Tin tức liệu pháp xưa nay đã lưu truyền mấy ngàn năm, các nước đều có, nhất là ở các bộ lạc và dân tộc thiểu số còn gặp nhiều hơn, nhưng họ thường bị người văn minh cho là mê tín, nhưng lòng tin của họ rất vững chắc, không sợ phê phán và ngăn cấm, sự thật hiện nay vẫn còn tồn tại.

    Tin tức liệu pháp có nhiều hình thức, như rửa tội, xoa đầu an ủi, ban phước, chiêu hồn, đuổi tà v.v…trong hoạt động tôn giáo, và tin tức thủy, tin tức nhạc, tin tức viết, tin tức quạt … của người có công năng đặc biệt và nhà khí công, có thể điều khiển sinh lý hoạt động của tin tức, siêu việt thời gian không gian để chẩn đoán, trị liệu bệnh nhân bất cứ xa gần.

    Nói tóm lại, ý niệm trị liệu mở mang phát triển, ắt sẽ dẫn ra tin tức trị liệu, nghĩa là thúc đẩy công năng của ý niệm trị liệu lên tầng lớp cao hơn.

    7.- NHẬP ĐỊNH TƯ DUY TRỊ LIỆU

    Tư duy trị liệu có bốn chữ yếu quyết: Buông, tịnh, hư, rỗng. Trước tiên buông xã thân tâm của chính mình, nếu đã làm được thì thân tâm có thể nghỉ ngơi đầy đủ, theo qui luật điều chỉnh sinh lý. Sau khi buông xã thân tâm rồi có thể nhập tịnh, do tịnh sanh huệ, do tịnh tăng trí, trạng thái tịnh có thể khiến sự rối loạn của thân tâm khôi phục trật tự quân bình mà đạt đến mục đích trị liệu.

    Thông thường trạng thái tịnh khó giữ được thời gian lâu dài, chân thật thâm sâu, thực hiện " tư duy trống rỗng" chẳng phải dễ, nên dùng một niệm thay trăm niệm; một niệm còn thì trăm niệm tiêu; một niệm này tức là niệm của tư duy siêu phàm. Nói "tư duy" chẳng phải lo nghĩ việc ăn mặc đi ở, danh lợi thành bại của thế gian, tư duy tức quán tưởng chơn lý của nhân sinh vũ trụ, giống như tham thoại đầu của Thiền tông.

    Tư duy sinh ra hiệu ứng, có thể điều chỉnh trạng thái sinh lý, khiến thân tâm tự nhiên quân bình, trong đó bao gồm dưỡng sinh, ngộ đạo, mở mang trí tuệ, gọi là minh tâm kiến tánh. Tư duy chú trọng nhập tịnh, giống như tịnh công của khí công, từ buông đến tịnh, đạt đến tánh không, quên mình, Lão Tử gọi là "vô vi"; vô vi mới có thể vô sở bất vi, quên mình thì quên hết phiền não thế gian, tâm linh sáng tỏ thì khí huyết điều hòa, bệnh từ đâu đến ?

    8.- THIỀN ĐỊNH LIỆU PHÁP

    Tư duy tiến vào cảnh giới tầng lớp cao hơn tức là tịnh lự, cũng gọi là "Thiền". Thiền tọa kéo dài, đạt đến trạng thái tối cao gọi là thiền định, được nhập thiền định sẽ siêu thoát tất cả lo âu tính toán của việc thế gian, gọi là "vô niệm" (chẳng có vọng niệm). Thiền định đến cảnh giới cao tột, không những có thể tiêu trừ bệnh tật, còn có thể không nhờ ăn uống mà duy trì sinh mạng lâu dài cho đến mấy trăm năm.

    Liệu pháp này rất khó thực dụng trong đời sống căng thẳng ngày nay, luôn cả tuyên truyền cũng khó được người ta tiếp nhận, nhưng nó thuộc về liệu pháp thượng hạng, người ham tu hành đa số đều hiểu lý này.

    9.- TÂM LÝ LIỆU PHÁP

    Pháp này xuất phát từ phương Tây, sau này theo khoa học hiện đại truyền sang phương Đông, Tâm lý học lại hình thành một môn học trong sách giáo khoa. Tâm lý liệu pháp luôn tồn tại nơi lâm sàng của bệnh viện, bác sĩ dùng an ủi liệu pháp, bảo đảm liệu pháp v.v… đều thuộc phạm vi của tâm lý liệu pháp. có người cho rằng bệnh nhân ung thư thường chết vì sợ hãi, chẳng phải vô lý: do tinh thần lo âu ảnh hưởng sức khỏe, điều đó ai cũng biết, bệnh nhân thiếu lòng tin thì bệnh khó trị, là dựa trên quan điểm Tâm lý học.

    Có người nói "khí công cũng là tâm lý liệu pháp" ấy là sai, phải nói là trong khí công liệu pháp có xử dụng tâm lý liệu pháp, nhưng chẳng đồng nhau. Tâm lý liệu pháp của phương Tây còn nông cạn, thuộc dạng bị động, họ chẳng thể dùng nhân tố tích cực trong cơ thể sinh mạng của bệnh nhân điều khiển tiềm năng sinh lý của họ. Nếu chỉ đơn thuần xử dụng tâm lý liệu pháp thường không đủ công hiệu, lại chẳng dễ gì được bệnh nhân tiếp nhận lâu dài, nếu bệnh nhân cho đó là sự thương xót an ủi thì mất linh nghiệm.

    Tâm lý liệu pháp phải kết hợp với các liệu pháp khác, khiến bệnh nhân tin tưởng tự sanh ra hiệu ứng của tâm lý họ, dùng ý chí lực tự điều chỉnh chính mình, như lời Đông y nói "thần lãnh hình, linh chủ mạng, khí thống huyết", từ đó thần an thì hình bất loạn, tâm bình thì thể tự hòa, nghĩa là do khả năng của chính mình thực hành tâm lý liệu pháp, mới trở thành một phương pháp kỳ diệu.

    10.- SÁM HỐI LIỆU PHÁP

    Trong cuộc đời của con người, đôi lúc vì làm ra việc xấu việc lầm rồi ghi nhớ hình ảnh trong tâm, sanh lòng hối hận tự trách chẳng thể giải tỏa, chôn vùi trong thâm tâm hình thành một khối độc hại, ảnh hưởng sức khỏe, gọi là tâm bệnh. do đó, tâm lý liệu pháp kể trên đã phát triển thêm một liệu pháp gọi là sám hối liệu pháp, cũng như người phương Tây thú tội trước Hồng y giáo chủ, cầu xin Thượng Đế xã tội; tín đồ của tôn giáo phương Đông cũng có sự hoạt động về sám hối, như tụng kinh bái sám để tiêu trừ bệnh ẩn mật đó, giải tỏa áp lực của tinh thần mà khôi phục lại sức khỏe.

    Sám hối liệu pháp vô hình để thấy, nhưng thường có công hiệu chơn thật. Muốn có hiệu ứng chơn thật, cần phải dùng lòng tin tưởng của mình, cầu trời làm chứng, thành kính sám hối, mới được công hiệu.

    11.- NGŨ HÀNH LIỆU PHÁP

    Sự hình thành của quả địa cầu là nhờ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, sự sinh tồn của người địa cầu cũng là nhờ nhân tố của kim mộc thủy hỏa thổ làm hữu cơ phối hợp mà thành. Khi sự phối hợp của ngũ hành mất qui luật thì sinh ra bệnh tật.

    Ngũ hành liệu pháp dùng mọi thứ riêng biệt để trị bệnh, cũng như kim dùng tiếng chuông để thay thế, mộc tức là ẩn khí của cây cối, thủy là nước suối, như tắm suối nóng, tắm nước tin tức, tắm hơi … hỏa là ánh sáng, là quang tuyến, như tắm nắng, trị liệu bằng tia sáng … thổ là tắm sình, tịnh dưỡng trong hang núi, đi chân không dẫm trên mặt đất, dạo chơi ngoại ô… Tóm lại, đối với ngũ hành liệu pháp, Đông y đã nghiên cứu ra một hệ thống cụ thể, có lý luận hoàn chỉnh, nếu biết cách xử dụng cũng rất công hiệu.

    12.- THÔI MIÊN LIỆU PHÁP

    Thôi miên liệu pháp đối với những bệnh hư tổn có nhiều công hiệu hơn, có người vì sinh kế mà lao tâm lao lực quá mức, lâu ngày thành bệnh, nếu được nghỉ ngơi đầy đủ để giảm bớt mỏi mệt, khôi phục sức khỏe, nhân công liệu pháp cũng là một trong những pháp đó. Khi vào được trạng thái thôi miên thì thể xác và tinh thần đều có dịp nghỉ ngơi và tự điều chỉnh quân bình, khi ngủ một giấc ngon lành thức dậy thì cảm thấy tinh thần khỏe mạnh.

    Người đủ điều kiện có thể tự mình thôi miên, khỏi nhờ nhà khí công và thầy thôi miên thì tiện hơn nhiều. Có người muốn tự thôi miên, đếm hơi thở trong tâm hoặc nghe tiếng tíc tắc của đồng hồ thường chẳng có công hiệu, ấy là vì ông chưa đủ khả năng thôi miên. Kỳ thật phương pháp thôi miên chẳng phải khó học, ai cũng có thể tự học thử, chủ yếu là luyện tập bốn chữ :Buông, tịnh, hư, rỗng đã đề cập trong điều " nhập tịnh tư duy liệu pháp" ở trên, người muốn học thôi miên cứ theo đó thực hành.

    Hiện nay Trung Quốc dùng cách thôi miên.

    Hoà thượng Thích Duy Lực

    0 nhận xét:

    Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh lâu đời chứa ẩn trong đó một hệ thống triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan thâm thuý, đồng thời còn là cái nôi của một nền võ thuật và y học kỳ lạ, nhưng cũng rất cần thiết cho nhân loại.

    Khí công - Công phu là vấn đề không kém phần quan trọng được nghiên cứu và khảo luận từ lâu. Ngày nay ở Trung Quốc có hơn 3000 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khí công - Công phu, bao gồm nhiều môn phái và môn sinh trên toàn quốc.Các trung tâm khoa học hiện đại cũng tham gia nghiên cứu về Khí công - Công phu.

    Tuy là một vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ, hạnh phúc và tiềm năng của con người, nhưng Khí công - Công phu cũng như nhiều lĩnh vực khác vẫn chưa đi đến một học thuyết hoàn chỉnh và phổ cập đi sâu vào lĩnh vực này. Còn biết bao nhiêu vấn đề nan giải được đặt ra. Thêm nữa, trong quá trình lịch sử Trung Quốc cách đặt vấn đề và chiết giải nó về phương pháp và khái niệm có một sự khác nhau và có sự cách biệt với khoa học hiện đại mang đặc tính của nền văn minh Tây phương.

    Con đường vượt qua sự bí truyền, tâm truyền, khắc phục được sự thất truyền để hiểu thấu đáo Khí Công -Công Phu đồng thời lại diễn giải dưới ánh sáng của Khoa học hiện đại để chỉ ra được bản chất của nó và phổ biến rộng rãi thật là khó khăn.

    Muốn thấu hiểu được điều đó, cần phải đạt được những điều kiện tối thiểu sau:
    1 - Hiểu rõ triết học Trung Quốc, nhất là triết lý Kinh Dịch và tư tưởng Lão giáo;
    2 - Hiểu rõ lịch sử Trung Quốc qua các thời đại;
    3 - Hiểu rõ Đông Y học và thành công trong thực hành;
    4 - Tự bản thân phải luyện Khí Công - Công Phu đạt được tới khả năng nào đó, để chứng nghiệm bổ khuyết lý thuyết đồng thời chứng minh được luận thuyết;
    5 - Hiểu rõ vật lý, sinh học, y học Tây phương;
    6 - Hiểu rõ triết hoc hiện đại.

    Chưa nói đến biết bao sự liên quan khác và vấn đề ngôn ngữ.

    Từng đó điều kiện đặt ra và yêu cầu bắt buộc đối với chúng ta là vô cùng khó khăn, một tập thể, một trung tâm, một hệ thống chưa chắc đã làm nổi, huống chi là một con người.
    Với từng đó những khó khăn, phức tạp, rất có thể vấn đề Khí Công - Công phu mãi mãi chỉ là những khảo cứu để tiến gần chân lý mà thôi.

    Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực Khí Công - Công Phu có thể là những vấn đề sau:

    Bản chất Khí Công - Công phu là gì?
    Sự luân chuyển Khí trong cơ thể ra sao và liên quan như thế nào với cơ thể?
    Từ khí chuyển thành Công phu như thế nào?
    Các khả năng của Khí và Công Phu.
    Luyện tập Khí Công - Công Phu thế nào.v..v..v....
    Có một vấn đề hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay là sự nghiên cứu Khí Công cho phép nhân loại tìm một phương pháp Dưỡng Sinh để chống lại bệnh tật và tuổi già, đó là mối quan tâm rất lớn.

    Trên thế giới hiện nay, ngoài ba bệnh nan y là:
    - Thần kinh: Biết bao người mắc bệnh suy nhược thần kinh đến các chứng Hysteri.......
    - Ung thư: Một căn bệnh khó phát hiện sớm, đến khi phát hiện được thì quá muộn, cơ may sống rất mỏng manh.
    - Tim mạch: Các chứng bệnh huyết áp cao, nhối máu cơ tim, giãn tĩnh mạch, sơ cứng động mạch, gây ra không biết bao nhiêu cái chết đột ngột, hay xuất huyến não làm nhiều người trở thành tàn phế suốt đời.

    Ngoài ra còn biết bao chứng bệnh phức tạp, mà từ em bé đến người già đều có thể mắc phải, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của mọi người.

    Chằng hạn, hiện nay bệnh AIDS, một hiểm hoạ ghê gớm mà con người đang phải đương đầu, mọi phương pháp trị liệu đưa ra đều chưa tỏ ra có hiệu lực, trong khi đó số lượng bệnh nhân tăng từng ngày từng giờ ở các nước.

    Các tổng kết ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, riêng bệnh tật làm ảnh hưởng tới năng suất, thời gian lao động rất lớn. Hơn nữa lượng tiền đổ vào để chữa chạt cũng rất lớn. Cho nên trong tương lai phương pháp Khí Công - Công Phu chữa bệnh và tự chữa bệnh sẽ đóng góp rất lớn cho nền y học thế giới.

    Như chúng ta đã từng biết, Khí Công - Công Phu gắn liền với võ thuật. Bất cứ ai học võ đều phải qua quá trình rèn luyện Khí Công - Nội Công - quyền thuật - binh khí.
    Khí công thực chất ra đời trước võ thuật, gắn liền với Thiền học, với Đạo Phật, Yoga....và các phương pháp dưỡng sinh đạo dẫn, luyện trường sinh bất lão. Đến khi truyền tới Trung Quốc, Khí công mới được hoàn thiện và tách ra thành một môn độc lập, nhưng tất cả các môn khác đều lấy đó làm cơ sở.

    Người Trung Quốc tự hào có một nền võ thuật Khí công lâu đời đạt nhiều thành tựu. Như Giáo sư Tiền Học Sâm, cha đẻ của ngành tên lửa Trung Quốc đã nói: "Trong hoàn cảnh hiện nay người Trung Quốc khó lòng đột phá vào khoa học cơ bản, vốn đã nằm trong tay người phương Tây. Trong tương lai người Trung Quốc muốn so tài với thế giới chỉ có hai con đường hoặc nghiên cứu Trung Y (y học cổ truyền) hoặc là nghiên cứu Khí công".

    Hay giáo sư Trần Lý An, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loai, Nguyên chủ tịch Uỷ ban Khoa học Nhà nước khẳng định: "Nghiên cứu Khí công là con đường duy nhất để người Trung Quốc đoạt được giải Nobel".

    Hiện tại trên toàn Trung Quốc có hơn 3000 trung tâm nghiên cứu Khí công - Công phu và con số này ngày càng nhiều.Cùng với các dòng võ thuật Châu Á tràn sang Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, các môn Khí Công - Công phu để lại không ít ngạc nhiên cho người Tây Phương.

    Khí công ngày nay tuy có vẻ gạt bỏ được một phần nào màu sắc huyền bí, nhưng lại gạt bỏ mất phần nào quan trọng nhất, tức là cái gốc bản chất, khả năng luyện tập. Hiện tại lại thiên về phần ngọn, thất đáng tiếc. Việc đi làm tìm lại các nguồn, các nghiên cứu và kết quả của cổ nhân là một vấn đề hết sức cần thiết và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng quan tâm. Hơn nữa họ đã chọn hướng đi là áp dụng vào việc chữa bệnh và tự chữa bệnh cũng như Dưỡng sinh là hướng đi cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

    Khí công Trung Hoa - nền tảng võ thuật Trung Quốc

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Lịch-sử-võ-thuật  |  Read More»

    Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh lâu đời chứa ẩn trong đó một hệ thống triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan thâm thuý, đồng thời còn là cái nôi của một nền võ thuật và y học kỳ lạ, nhưng cũng rất cần thiết cho nhân loại.

    Khí công - Công phu là vấn đề không kém phần quan trọng được nghiên cứu và khảo luận từ lâu. Ngày nay ở Trung Quốc có hơn 3000 trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khí công - Công phu, bao gồm nhiều môn phái và môn sinh trên toàn quốc.Các trung tâm khoa học hiện đại cũng tham gia nghiên cứu về Khí công - Công phu.

    Tuy là một vấn đề quan trọng đối với sức khoẻ, hạnh phúc và tiềm năng của con người, nhưng Khí công - Công phu cũng như nhiều lĩnh vực khác vẫn chưa đi đến một học thuyết hoàn chỉnh và phổ cập đi sâu vào lĩnh vực này. Còn biết bao nhiêu vấn đề nan giải được đặt ra. Thêm nữa, trong quá trình lịch sử Trung Quốc cách đặt vấn đề và chiết giải nó về phương pháp và khái niệm có một sự khác nhau và có sự cách biệt với khoa học hiện đại mang đặc tính của nền văn minh Tây phương.

    Con đường vượt qua sự bí truyền, tâm truyền, khắc phục được sự thất truyền để hiểu thấu đáo Khí Công -Công Phu đồng thời lại diễn giải dưới ánh sáng của Khoa học hiện đại để chỉ ra được bản chất của nó và phổ biến rộng rãi thật là khó khăn.

    Muốn thấu hiểu được điều đó, cần phải đạt được những điều kiện tối thiểu sau:
    1 - Hiểu rõ triết học Trung Quốc, nhất là triết lý Kinh Dịch và tư tưởng Lão giáo;
    2 - Hiểu rõ lịch sử Trung Quốc qua các thời đại;
    3 - Hiểu rõ Đông Y học và thành công trong thực hành;
    4 - Tự bản thân phải luyện Khí Công - Công Phu đạt được tới khả năng nào đó, để chứng nghiệm bổ khuyết lý thuyết đồng thời chứng minh được luận thuyết;
    5 - Hiểu rõ vật lý, sinh học, y học Tây phương;
    6 - Hiểu rõ triết hoc hiện đại.

    Chưa nói đến biết bao sự liên quan khác và vấn đề ngôn ngữ.

    Từng đó điều kiện đặt ra và yêu cầu bắt buộc đối với chúng ta là vô cùng khó khăn, một tập thể, một trung tâm, một hệ thống chưa chắc đã làm nổi, huống chi là một con người.
    Với từng đó những khó khăn, phức tạp, rất có thể vấn đề Khí Công - Công phu mãi mãi chỉ là những khảo cứu để tiến gần chân lý mà thôi.

    Những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực Khí Công - Công Phu có thể là những vấn đề sau:

    Bản chất Khí Công - Công phu là gì?
    Sự luân chuyển Khí trong cơ thể ra sao và liên quan như thế nào với cơ thể?
    Từ khí chuyển thành Công phu như thế nào?
    Các khả năng của Khí và Công Phu.
    Luyện tập Khí Công - Công Phu thế nào.v..v..v....
    Có một vấn đề hết sức có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay là sự nghiên cứu Khí Công cho phép nhân loại tìm một phương pháp Dưỡng Sinh để chống lại bệnh tật và tuổi già, đó là mối quan tâm rất lớn.

    Trên thế giới hiện nay, ngoài ba bệnh nan y là:
    - Thần kinh: Biết bao người mắc bệnh suy nhược thần kinh đến các chứng Hysteri.......
    - Ung thư: Một căn bệnh khó phát hiện sớm, đến khi phát hiện được thì quá muộn, cơ may sống rất mỏng manh.
    - Tim mạch: Các chứng bệnh huyết áp cao, nhối máu cơ tim, giãn tĩnh mạch, sơ cứng động mạch, gây ra không biết bao nhiêu cái chết đột ngột, hay xuất huyến não làm nhiều người trở thành tàn phế suốt đời.

    Ngoài ra còn biết bao chứng bệnh phức tạp, mà từ em bé đến người già đều có thể mắc phải, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của mọi người.

    Chằng hạn, hiện nay bệnh AIDS, một hiểm hoạ ghê gớm mà con người đang phải đương đầu, mọi phương pháp trị liệu đưa ra đều chưa tỏ ra có hiệu lực, trong khi đó số lượng bệnh nhân tăng từng ngày từng giờ ở các nước.

    Các tổng kết ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, riêng bệnh tật làm ảnh hưởng tới năng suất, thời gian lao động rất lớn. Hơn nữa lượng tiền đổ vào để chữa chạt cũng rất lớn. Cho nên trong tương lai phương pháp Khí Công - Công Phu chữa bệnh và tự chữa bệnh sẽ đóng góp rất lớn cho nền y học thế giới.

    Như chúng ta đã từng biết, Khí Công - Công Phu gắn liền với võ thuật. Bất cứ ai học võ đều phải qua quá trình rèn luyện Khí Công - Nội Công - quyền thuật - binh khí.
    Khí công thực chất ra đời trước võ thuật, gắn liền với Thiền học, với Đạo Phật, Yoga....và các phương pháp dưỡng sinh đạo dẫn, luyện trường sinh bất lão. Đến khi truyền tới Trung Quốc, Khí công mới được hoàn thiện và tách ra thành một môn độc lập, nhưng tất cả các môn khác đều lấy đó làm cơ sở.

    Người Trung Quốc tự hào có một nền võ thuật Khí công lâu đời đạt nhiều thành tựu. Như Giáo sư Tiền Học Sâm, cha đẻ của ngành tên lửa Trung Quốc đã nói: "Trong hoàn cảnh hiện nay người Trung Quốc khó lòng đột phá vào khoa học cơ bản, vốn đã nằm trong tay người phương Tây. Trong tương lai người Trung Quốc muốn so tài với thế giới chỉ có hai con đường hoặc nghiên cứu Trung Y (y học cổ truyền) hoặc là nghiên cứu Khí công".

    Hay giáo sư Trần Lý An, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loai, Nguyên chủ tịch Uỷ ban Khoa học Nhà nước khẳng định: "Nghiên cứu Khí công là con đường duy nhất để người Trung Quốc đoạt được giải Nobel".

    Hiện tại trên toàn Trung Quốc có hơn 3000 trung tâm nghiên cứu Khí công - Công phu và con số này ngày càng nhiều.Cùng với các dòng võ thuật Châu Á tràn sang Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, các môn Khí Công - Công phu để lại không ít ngạc nhiên cho người Tây Phương.

    Khí công ngày nay tuy có vẻ gạt bỏ được một phần nào màu sắc huyền bí, nhưng lại gạt bỏ mất phần nào quan trọng nhất, tức là cái gốc bản chất, khả năng luyện tập. Hiện tại lại thiên về phần ngọn, thất đáng tiếc. Việc đi làm tìm lại các nguồn, các nghiên cứu và kết quả của cổ nhân là một vấn đề hết sức cần thiết và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng quan tâm. Hơn nữa họ đã chọn hướng đi là áp dụng vào việc chữa bệnh và tự chữa bệnh cũng như Dưỡng sinh là hướng đi cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

    0 nhận xét:

    Từ xưa, nhiều môn phái Võ thuật và các trường phái Đông y đều nhấn mạnh việc luyện Khí công là phương pháp chủ yếu để gìn giữ và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những truyền thuyết về các khả năng gần như siêu việt của Khí công được nhiều người nói tới. Chẳng hạn như trong đoạn trích dẫn sau đây :

    “…Chỉ thấy cụ Lưu Văn Khanh cất bàn tay trái lên, một luồn hào quang màu hồng như tia sáng mặt trời từ tay cụ phóng ra. Đó chính là công phu nổi tiếng “Võ Đang long môn thất ất kim thích chưởng”. Tiếp đó, cụ lại biểu diễn “Hắc phong chưởng”: Một luồng khí sắc đen lại từ huyệt Lao Cung của bàn tay trái phóng ra tựa như một luồng khói đen, khiến mọi người chứng kiến sửng sốt kinh ngạc và thán phục. “Mai hoa chưởng” của cụ lại càng tinh diệu hơn nữa. Một luồng khí sắc trắng như khói từ tay cụ phóng ra kèm theo âm thanh “vù vù”, khiến hơn 200 con người hâm mộ đứng xem lặng người kinh ngạc và sau đó hoan hô vang dậy…Cụ Lưu cười ha hả nói : “Các vị vất vả quá và đã có vẻ mệt nhọc lắm rồi, để tôi giúp các vị bổ khí một chút”. Nói rồi cụ cất bàn tay lên lần lượt hướng tới mồm của ba người phóng ba lần “Dược vương chưởng”. Ba người điều cảm thấy một luồng khí có khí vị rất đậm của Trung dược từ khoang miệng lan tỏa khắp thân thể. Sau đó liền cảm thấy toàn thân thư giãn nhẹ nhàng, tinh thần thư thái sảng khoái vô cùng…”(Khí công-các kỳ nhân đương đại, Thiên Tùng biên dịch, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà Nội, 1990, trang 6-7) là một trong nhiều câu chuyện kể về khả năng siêu việt của khí công gần như là huyền thoại ! Bởi trong thực tế vẫn chưa có những luận cứ khoa học nào giải thích một cách minh bạch và tường tận về các khả năng sử dụng Khí công như vậy. Thái độ của những con người đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI không nên vội phê phán về các huyền thoại khí công như vừa kể, mà hãy gác nó qua một bên, chờ đợi kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

    Thực chất về công năng của Khí công trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Thật vậy, ngày nay, khoa học cho ta biết rõ cơ thể, và đặc biệt là các bắp thịt, trong lúc hoạt động rất cần khí Oxy và tiêu khử khí Carbonic. Oxy tiềm tàng trong không khí được hít vào phổi, rồi hòa tan vào huyết để được tải khắp cơ thể. Huyết cũng tải về phổi khí thán do các bộ phận khác tiết ra, để được thải ra ngoài lúc thở ra. Như vậy khí và huyết là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, do đó hai quá trình vận khí và vận huyết cũng gắn chặt với nhau. Lưu thông khí huyết là điều kiện cơ bản trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện cơ thể.

    Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể vận dụng bộ máy hô hấp, vận dụng các bắp thịt để thở. Bắp thịt thở chủ yếu là hoành cách mạc. Vận động của nó bảo đảm 2/5 dung tích không khí ra vào. Hoành cách mạc nằm thành một cái vòm giữa ngực và bụng, phía trên là phổi và tim phía dưới là gan, dạ dày và ruột. Lúc hoành cách mạc co thắt để hạ xuống 2 đến 3cm, nếu tập nhiều có thể hạ xuống đến 10 hay 15cm. Lúc ấy, lồng ngực và phổi dãn ra, bụng phình lên vì gan, ruột bị đẩy xuống, không khí được hít vào. Hoành cách mạc trở về chỗ cũ, phổi bị ép lại, không khí được đẩy ra ngoài, lúc ấy ruột gan bị kéo lên và bụng thót lại. Như vậy, lúc hít vào thì bụng phình lên, và lúc thở ra, bụng thót lại. Bắp thịt bụng cũng giúp vào việc thở, đặt biệt là lúc thở ra, khi ấy hoành cách mạc đi lên, cơ bụng thắt lại, đẩy gan ruột lên, do đó thở ra được sâu hơn. Tóm lại, cần nhớ nguyên tắc : thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.

    Ngoài hoành cách và cơ bụng, giữa các xương sườn cũng có những cơ nối liền hai xương với nhau, phía trong và phía ngoài. Lúc các cơ liên sườn bên ngoài co thắt lại, xương sườn bị kéo ra, lồng ngực phồng lên, giúp cho không khí vào, và ngược lại, khi các cơ liên sườn bên trong kéo sườn vào thì lồng ngực thắt lại, không khí bị đẩy ra. Vì phía dưới của phổi rộng hơn phía chóp phổi, do các xương sườn trên rất cứng, gồm toàn xương từ trước ra sau, không như các xương sườn phía dưới, gồm một phần sụn ở phía trước, nên lồng nhực phía trên không co giãn được bao nhiêu. Những bắp thịt níu vào các xương sườn phía trên và xương đòn gánh, đóng góp vào việc đưa không khí ra vào không đáng kể. Thông thường khá nhiều người cứ lầm tưởng bắp thịt ngực, tức bắp thịt kéo từ cánh tay đến giữa ngực, là bắp thịt để thở, nên lúc tập thường đưa vai lên, kéo căn phần trên của ngực, trái với sinh lý tự nhiên.

    Thở bụng, tức là vận dụng hoành cách mạc, cơ bụng, cơ liên sườn phía dưới, là cách thở có hiệu quả cao nhất. Rèn luyện các bắp thịt ấy cho thật nhuần nhuyễn, trong lúc thở nắm cho được mình đang vận dụng bắp thịt nào là công tác cơ bản của khí công. Nói một cách tổng quát, cần nắm vững những động tác sau đây :

    Lúc thở ra, hoành cách mạc đưa lên, bụng thót lại, cơ liên sườn và các cơ bụng kéo sườn vào.

    Lúc hít vào, hoành cách mạc hạ xuống, bụng phình lên cơ liên sườn kéo sườn ra.

    Thở ra dài hơn hít vào và càng sâu càng tốt. Lúc hít vào xong, có thể giữ hơi lại một chút. Sách xưa thường nói rằng lúc hít vào, khí xuống đan điền, tức bụng dưới, thực ra vì hoành cách mạc đẩy ruột xuống nên bụng phình ra.

    Bình thường lúc ngồi yên hay làm việc nhẹ, dung tích không khí ra vào chừng 0,5 lít, và người ta thở chừng 12 đến 16 lần trong một phút. Khi vận động, nhất là vận động nhanh như chạy đua, đấu võ, lưu lượng không khí ra vào có thể gấp 15 hay 20 lần. Lúc ấy dung tích không khí ra vào có thể lên tới từ 4 lít đến 6 lít, tần số thở cũng tăng lên gấp đôi hoặc hơn. Muốn tăng lưu lượng phải tăng chủ yếu khả năng hoạt động của hoành cách mạc lên, xuống thật nhiều và nhanh, nếu cần có thể cho không khí ra vào qua miệng, vì con đường này rộng hơn và ít khúc khủy hơn con đường qua mũi. Nhưng nếu ta không vận động nhiều, không cần lưu lượng không khí ra vào, thì cũng không nên đưa quá nhiều Oxy vào cơ thể, khử quá nhiều khí thán ra ngoài, vì như thế sẽ bị choáng váng. Lúc ngồi yên điều hòa nhịp thở cho thật đều đặn, nhẹ nhàng, dài và sâu, chủ yếu để điều hòa hoạt động của nội tạng và làm cho thần khinh thoải mái. Nhịp thở lúc ấy là một cho đến bốn lần trong một phút.

    Tóm lại, có hai phương pháp luyện khí công :

    Lúc vận động nhiều, thở sâu và nhanh, có thể cho không khí qua miệng để tăng cường lưu lượng không khí ra vào, cung cấp nhiều oxy và khử nhiều khí carbonic

    Lúc vận động ít và không vận động, thì thở nhẹ, dài, sâu, rất chậm và toàn thể con người yên tĩnh điều hòa lại. Nếu hoàn cảnh cho phép, nhắm mắt lại tập trung ý nghĩ vào từng nhịp thở.

    Có thể tập khí công trong tư thế nằm cũng được, đứng, nằm hay ngồi, miễn sao vận dụng được hoành cách mạc một cách dễ dàng. Kết hợp với động tác chân tay trong khi tập khí công cũng được. Khi rèn luyện xong rồi thì lúc vận động, nhịp thở và động tác chân tay sẽ tự nhiên phối hợp nhịp nhàng với nhau. Kỹ thuật của khí công đơn giản, tập vài lần sẽ quen, chủ yếu là đừng đưa vai lên xuống lúc thở, đừng cho vận động của lồng ngực tréo với vận động của hoành cách mạc, vì có khi ta cho lồng ngực căng lên để hút không khí vào, đồng thời lại thót bụng lại đẩy hoành cách mạc lên, tức đẩy không khí ra. Động tác của hoành cách mạc, cơ bụng và cơ liên sườn cần được phối hợp chặc chẽ. Trong lúc tập khí công điều hòa, cần chú ý làm chủ nhịp thở : thở thật đều là chủ yếu, không để nhịp thở rối loạn.

    Nói một cách tổng quát, tập luyện khí công cần dựa vào những thành tựu khoa học thực tế để việc tập luyện phù hợp với vận động sinh lý tự nhiên của cơ thể, hầu tránh được những tật bệnh có thể phát sinh, đồng thời tạo điều kiện tốt cho khí oxy vào cơ thể giúp các tế bào hoạt động tốt hơn cũng như đưa khí carbonic ra khỏi cơ thể tạo môi trường tốt đẹp cho toàn cơ thể. Được như vậy, sức khỏe chắc chắn tăng tiến, từ đó khả năng dụng võ cũng tiến bộ là lẽ đương nhiên, đúng như Hải Thượng Lãn Ông đã từng viết :

    Tập cho khí huyết lưu thông
    Tay chân lanh lợi, tinh thần thảnh thơi

    Hồ Tường

    Bật mí sự thật về khí công - thực tế, huyền thoại và phim ảnh

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Sức-khỏe  |  Read More»

    Từ xưa, nhiều môn phái Võ thuật và các trường phái Đông y đều nhấn mạnh việc luyện Khí công là phương pháp chủ yếu để gìn giữ và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những truyền thuyết về các khả năng gần như siêu việt của Khí công được nhiều người nói tới. Chẳng hạn như trong đoạn trích dẫn sau đây :

    “…Chỉ thấy cụ Lưu Văn Khanh cất bàn tay trái lên, một luồn hào quang màu hồng như tia sáng mặt trời từ tay cụ phóng ra. Đó chính là công phu nổi tiếng “Võ Đang long môn thất ất kim thích chưởng”. Tiếp đó, cụ lại biểu diễn “Hắc phong chưởng”: Một luồng khí sắc đen lại từ huyệt Lao Cung của bàn tay trái phóng ra tựa như một luồng khói đen, khiến mọi người chứng kiến sửng sốt kinh ngạc và thán phục. “Mai hoa chưởng” của cụ lại càng tinh diệu hơn nữa. Một luồng khí sắc trắng như khói từ tay cụ phóng ra kèm theo âm thanh “vù vù”, khiến hơn 200 con người hâm mộ đứng xem lặng người kinh ngạc và sau đó hoan hô vang dậy…Cụ Lưu cười ha hả nói : “Các vị vất vả quá và đã có vẻ mệt nhọc lắm rồi, để tôi giúp các vị bổ khí một chút”. Nói rồi cụ cất bàn tay lên lần lượt hướng tới mồm của ba người phóng ba lần “Dược vương chưởng”. Ba người điều cảm thấy một luồng khí có khí vị rất đậm của Trung dược từ khoang miệng lan tỏa khắp thân thể. Sau đó liền cảm thấy toàn thân thư giãn nhẹ nhàng, tinh thần thư thái sảng khoái vô cùng…”(Khí công-các kỳ nhân đương đại, Thiên Tùng biên dịch, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà Nội, 1990, trang 6-7) là một trong nhiều câu chuyện kể về khả năng siêu việt của khí công gần như là huyền thoại ! Bởi trong thực tế vẫn chưa có những luận cứ khoa học nào giải thích một cách minh bạch và tường tận về các khả năng sử dụng Khí công như vậy. Thái độ của những con người đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI không nên vội phê phán về các huyền thoại khí công như vừa kể, mà hãy gác nó qua một bên, chờ đợi kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

    Thực chất về công năng của Khí công trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Thật vậy, ngày nay, khoa học cho ta biết rõ cơ thể, và đặc biệt là các bắp thịt, trong lúc hoạt động rất cần khí Oxy và tiêu khử khí Carbonic. Oxy tiềm tàng trong không khí được hít vào phổi, rồi hòa tan vào huyết để được tải khắp cơ thể. Huyết cũng tải về phổi khí thán do các bộ phận khác tiết ra, để được thải ra ngoài lúc thở ra. Như vậy khí và huyết là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, do đó hai quá trình vận khí và vận huyết cũng gắn chặt với nhau. Lưu thông khí huyết là điều kiện cơ bản trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện cơ thể.

    Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể vận dụng bộ máy hô hấp, vận dụng các bắp thịt để thở. Bắp thịt thở chủ yếu là hoành cách mạc. Vận động của nó bảo đảm 2/5 dung tích không khí ra vào. Hoành cách mạc nằm thành một cái vòm giữa ngực và bụng, phía trên là phổi và tim phía dưới là gan, dạ dày và ruột. Lúc hoành cách mạc co thắt để hạ xuống 2 đến 3cm, nếu tập nhiều có thể hạ xuống đến 10 hay 15cm. Lúc ấy, lồng ngực và phổi dãn ra, bụng phình lên vì gan, ruột bị đẩy xuống, không khí được hít vào. Hoành cách mạc trở về chỗ cũ, phổi bị ép lại, không khí được đẩy ra ngoài, lúc ấy ruột gan bị kéo lên và bụng thót lại. Như vậy, lúc hít vào thì bụng phình lên, và lúc thở ra, bụng thót lại. Bắp thịt bụng cũng giúp vào việc thở, đặt biệt là lúc thở ra, khi ấy hoành cách mạc đi lên, cơ bụng thắt lại, đẩy gan ruột lên, do đó thở ra được sâu hơn. Tóm lại, cần nhớ nguyên tắc : thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.

    Ngoài hoành cách và cơ bụng, giữa các xương sườn cũng có những cơ nối liền hai xương với nhau, phía trong và phía ngoài. Lúc các cơ liên sườn bên ngoài co thắt lại, xương sườn bị kéo ra, lồng ngực phồng lên, giúp cho không khí vào, và ngược lại, khi các cơ liên sườn bên trong kéo sườn vào thì lồng ngực thắt lại, không khí bị đẩy ra. Vì phía dưới của phổi rộng hơn phía chóp phổi, do các xương sườn trên rất cứng, gồm toàn xương từ trước ra sau, không như các xương sườn phía dưới, gồm một phần sụn ở phía trước, nên lồng nhực phía trên không co giãn được bao nhiêu. Những bắp thịt níu vào các xương sườn phía trên và xương đòn gánh, đóng góp vào việc đưa không khí ra vào không đáng kể. Thông thường khá nhiều người cứ lầm tưởng bắp thịt ngực, tức bắp thịt kéo từ cánh tay đến giữa ngực, là bắp thịt để thở, nên lúc tập thường đưa vai lên, kéo căn phần trên của ngực, trái với sinh lý tự nhiên.

    Thở bụng, tức là vận dụng hoành cách mạc, cơ bụng, cơ liên sườn phía dưới, là cách thở có hiệu quả cao nhất. Rèn luyện các bắp thịt ấy cho thật nhuần nhuyễn, trong lúc thở nắm cho được mình đang vận dụng bắp thịt nào là công tác cơ bản của khí công. Nói một cách tổng quát, cần nắm vững những động tác sau đây :

    Lúc thở ra, hoành cách mạc đưa lên, bụng thót lại, cơ liên sườn và các cơ bụng kéo sườn vào.

    Lúc hít vào, hoành cách mạc hạ xuống, bụng phình lên cơ liên sườn kéo sườn ra.

    Thở ra dài hơn hít vào và càng sâu càng tốt. Lúc hít vào xong, có thể giữ hơi lại một chút. Sách xưa thường nói rằng lúc hít vào, khí xuống đan điền, tức bụng dưới, thực ra vì hoành cách mạc đẩy ruột xuống nên bụng phình ra.

    Bình thường lúc ngồi yên hay làm việc nhẹ, dung tích không khí ra vào chừng 0,5 lít, và người ta thở chừng 12 đến 16 lần trong một phút. Khi vận động, nhất là vận động nhanh như chạy đua, đấu võ, lưu lượng không khí ra vào có thể gấp 15 hay 20 lần. Lúc ấy dung tích không khí ra vào có thể lên tới từ 4 lít đến 6 lít, tần số thở cũng tăng lên gấp đôi hoặc hơn. Muốn tăng lưu lượng phải tăng chủ yếu khả năng hoạt động của hoành cách mạc lên, xuống thật nhiều và nhanh, nếu cần có thể cho không khí ra vào qua miệng, vì con đường này rộng hơn và ít khúc khủy hơn con đường qua mũi. Nhưng nếu ta không vận động nhiều, không cần lưu lượng không khí ra vào, thì cũng không nên đưa quá nhiều Oxy vào cơ thể, khử quá nhiều khí thán ra ngoài, vì như thế sẽ bị choáng váng. Lúc ngồi yên điều hòa nhịp thở cho thật đều đặn, nhẹ nhàng, dài và sâu, chủ yếu để điều hòa hoạt động của nội tạng và làm cho thần khinh thoải mái. Nhịp thở lúc ấy là một cho đến bốn lần trong một phút.

    Tóm lại, có hai phương pháp luyện khí công :

    Lúc vận động nhiều, thở sâu và nhanh, có thể cho không khí qua miệng để tăng cường lưu lượng không khí ra vào, cung cấp nhiều oxy và khử nhiều khí carbonic

    Lúc vận động ít và không vận động, thì thở nhẹ, dài, sâu, rất chậm và toàn thể con người yên tĩnh điều hòa lại. Nếu hoàn cảnh cho phép, nhắm mắt lại tập trung ý nghĩ vào từng nhịp thở.

    Có thể tập khí công trong tư thế nằm cũng được, đứng, nằm hay ngồi, miễn sao vận dụng được hoành cách mạc một cách dễ dàng. Kết hợp với động tác chân tay trong khi tập khí công cũng được. Khi rèn luyện xong rồi thì lúc vận động, nhịp thở và động tác chân tay sẽ tự nhiên phối hợp nhịp nhàng với nhau. Kỹ thuật của khí công đơn giản, tập vài lần sẽ quen, chủ yếu là đừng đưa vai lên xuống lúc thở, đừng cho vận động của lồng ngực tréo với vận động của hoành cách mạc, vì có khi ta cho lồng ngực căng lên để hút không khí vào, đồng thời lại thót bụng lại đẩy hoành cách mạc lên, tức đẩy không khí ra. Động tác của hoành cách mạc, cơ bụng và cơ liên sườn cần được phối hợp chặc chẽ. Trong lúc tập khí công điều hòa, cần chú ý làm chủ nhịp thở : thở thật đều là chủ yếu, không để nhịp thở rối loạn.

    Nói một cách tổng quát, tập luyện khí công cần dựa vào những thành tựu khoa học thực tế để việc tập luyện phù hợp với vận động sinh lý tự nhiên của cơ thể, hầu tránh được những tật bệnh có thể phát sinh, đồng thời tạo điều kiện tốt cho khí oxy vào cơ thể giúp các tế bào hoạt động tốt hơn cũng như đưa khí carbonic ra khỏi cơ thể tạo môi trường tốt đẹp cho toàn cơ thể. Được như vậy, sức khỏe chắc chắn tăng tiến, từ đó khả năng dụng võ cũng tiến bộ là lẽ đương nhiên, đúng như Hải Thượng Lãn Ông đã từng viết :

    Tập cho khí huyết lưu thông
    Tay chân lanh lợi, tinh thần thảnh thơi

    Hồ Tường

    0 nhận xét:

    Là bác sĩ Tây y, chuyên ngành về nôi khoa và siêu âm, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện đa khoa An Giang, Bạc Liêu và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), rất tình cờ, bác sĩ (BS) Lê Văn Vĩnh đã được một ông thày người Hoa tại Chợ Lớn truyền cho liệu pháp khí công có tên HỒI XUÂN CÔNG. Hồi Xuân công đơn giản là làm cho con người trẻ, khoẻ mãi với thời gian.

    Cơ hội tình cờ

    Tốt nghiệp ĐH Y khoa Huế, nhưng BS Lê Văn Vĩnh luôn bị bạn bè ái ngại vì cơ thể gầy gò, ốm yếu của mình. Nhiều đồng nghiệp nói thẳng với anh rằng, với sức khoẻ như thế, anh khó lòng có thể vượt qua được ngưỡng tuổi 50. Với những kiến thức được học về Tây y, BS Vĩnh biết rằng bộ phận tiêu hoá của bản thân không tốt, nên các chất bổ đưa vào cơ thể không được hấp thụ hiệu quả nhất. Rời khỏi Huế, BS Vĩnh công tác tại các bệnh viện lớn ở miền Tây và TP HCM, vừa hành nghề vừa tìm tòi các loại thuốc bổ cả Đông và Tây y, ăn những món ăn bổ dưỡng nhất, nhưng cơ thể vẫn không cải thiện được chút nào. Sau nhiều năm tìm tòi những toa thuốc để tự cứu mình, BS Vĩnh tình cờ gặp được một số bạn bè người Hoa sống tại Q.5, TP HCM. Họ giới thiệu với anh bộ môn khí công vốn có truyền thống lâu đời từ Trung Quốc. Tự tập luyện, sức khoẻ của bác sĩ gầy gò đã được cải thiện đôi chút. Nhưng phải đến ba năm sau, BS Vĩnh mới tìm được thày giỏi truyền nghề cho mình. Đó là thày A Phủ ở Chợ lớn (ông đã mất cách đây 10 năm, thọ tròn 100 tuổi). Với các tài liệu mà thày A Phủ đưa cho cùng một số động tác được truyền lại, BS Vĩnh lặng lẽ luyện tập một mình. Anh kể rằng, thời gian đầu cực khổ lắm. Các tài liệu chủ yếu bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Vừa dịch, vừa luyện tập, từ sơ cấp lên trung cấp và cuối cùng, niềm vui đã tới, BS Vĩnh đã đạt trình độ cao cấp của bộ môn khí công.

    Sau 5 năm tập luyện như vậy, BS Lê Văn Vĩnh dần dần lên cân, khoẻ mạnh hơn. Từ 44kg, anh lên được 55kg và sau 20 năm tập luyện, đến giờ anh đã giữ được mức cân 60kg rất ổn định. Trước đây, anh ăn không ngon, ngủ không sâu, thì giờ đã ăn ngon ngủ tốt, đã qua tuổi trung niên, nhưng tóc BS Vĩnh rất xanh, da đỏ hồng hào, giọng nói sang sảng. Anh đã làm mất đi hình ảnh một BS Vĩnh gầy gò, ốm yếu, bệnh tật ngày xưa. Anh đang trẻ hoá nhờ bộ môn khí công mà anh đã theo đuổi vài chục năm nay, đó là Hồi Xuân công.

    Công pháp đặc biệt

    Hồi Xuân công là một công pháp đặc biệt của các đạo sĩ môn phái Hoa Sơn (Trung Quốc) có từ ngàn xưa. Tất cả các bài tập đều dựa trên lý thuyết ngũ hành âm dương làm cơ bản, từ đó, các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể được thông suốt và thận được tăng cường chủ yếu. Tất cả các tuyến nội tiết đều được hoạt động lại hoàn thiện sung mãn như thời trẻ và có tác dụng chống lão hoá ưu việt nhất. "Đây chính là nét đặc thù của công pháp" - BS Vĩnh đã viết như vậy trong lời tựa cuốn Trường thọ Hồi Xuân công, lý thuyết và tác dụng, được lưu truyền trong Hội Dưỡng sinh TP HCM

    Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Một trong những kho báu văn hoá của TQ chính là phương pháp dưỡng sinh. Các công trình nghiên cứu trong quá khứ về dưỡng sinh đã bị hạn chế công bố do luật lệ nghiêm khắc của các đạo gia: "Không được truyền cho bất cứ ai, kể cả cha con". Nhưng có một người đã quyết định phá vỡ luật lệ hà khắc này khi ông ở tuổi gần đất xa trời. Đó là Biện Trị Trung (Bian Zhizhong), Chủ tịch Viện Nghiên cứu dưỡng sinh cổ truyền Bắc Kinh. Ông cho rằng, nếu giữ bí mật như vậy thì con cháu đời sau sẽ không được thừa hưởng và phát huy môn dưỡng sinh này nữa. Do vậy, Biện Trị Trung đã công bố các bài tập của thuật dưỡng sinh trường thọ, một di sản bí truyền của đạo gia chính thống từ môn phái Hoa Sơn, TQ. Cuốn sách Trường thọ Hồi Xuân công được xuất bản tại Thượng Hải năm 1988, được NXB Hà Nội dịch ra tiếng Việt phát hành năm 1996 tại VN.

    Theo Biện Trị Trung, thuật dưỡng sinh và trường thọ bao gồm nhiều mục. Nguyên lý cơ bản nhất là nâng cao chức năng sinh học, giữ cho tế bào khoẻ và hoạt động tốt, kích thích sản xuất nội tiết tố, kích thích các kinh lạc và tuần hoàn máu, điều hoà chức năng nội tạng, củng cố và kéo dài tuổi xuân, phục hồi khí lực. Luyện tập dưỡng sinh và trường thọ không cần phải có một chỗ rộng rãi. Người ta có thể tập ở sân, ở giường ngủ, thậm chí ở bàn làm việc cơ quan. Số lượng sinh lực tiêu thụ cho các bài tập này là nhỏ, dễ cử động và dễ nhớ. Người tập có thể cảm thấy hiệu quả ngay sau vài ngày tập. Tập lâu hơn sẽ thấy lão hoá bị chậm lại đối với người già và hồi phục khí lực. Càng tập luyện lâu càng thấy kết quả tuyệt vời.

    BS Lê Văn Vĩnh sau khi có được những tài liệu của Biện Trị Trung và được thày A Phủ truyền lại các tư thế của Hồi Xuân công đã có nhiều kinh nghiệm tập luyện. Theo BS Vĩnh, những bài tập này không phải là võ thuật hoặc khí công. Cũng không dùng sức hoặc dùng trí. Mục tiêu của bài tập là kích thích tuần hoàn máu với những cử động nhẹ nhàng tập trung quanh vùng đan điền. Võ thuật, thái cực quyền, quyền Anh hoặc khí công nhấn mạnh vào hiệu quả bên ngoài và tập trung sinh lực cơ thể vào ngực hoặc phần giữa của bụng, trong lúc Hồi Xuân công lại nhấn mạnh vào hiệu quả bên trong và tập trung sinh lực ở phần dưới bụng. Những bài tập có thể tập ở 7 tư thế và mỗi tư thế được chia làm nhiều phần. 7 tư thế đó là: đứng, ngồi, ngồi xổm, quỳ, bò, lăn và nằm ngửa. 7 tư thế của bài tập là độc lập nhau, nhưng liên hệ mật thiết. Mỗi tư thế có hai phần: cho nam và cho nữ. Người tập không cần phải tập tất cả những tư thế, nhưng tuyển chọn một hoặc vài tư thế thích hợp cho thể chất và điều kiện làm việc của họ. Những người mới tập đầu tiên nên học tư thế đứng.

    Tác dụng hữu hiệu

    Bắt đầu tập từ sơ cấp rồi đạt tới cao cấp, BS Lê Văn Vĩnh đã mang tất cả những vốn liếng học được để dạy lại cho tất cả những ai yêu thích Hồi Xuân công. Đã 10 năm nay, Hồi Xuân công được dạy lại cho bạn bè thân hữu để duy trì một sức khoẻ tốt. Hiện nay, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh lại truyền bá Hồi Xuân công cho các học viên tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM.

    Để có thêm tư liệu, chúng tôi đã tìm gặp và trao đổi với một số học viên đã và đang theo tập Hồi Xuân công. Bà Nguyễn Thị Xuân, 57 tuổi (108/46A Trần Quang Diệu, Q3, TP HCM) có tiền sử bị viêm xoang 35 năm. Bà đã đi chữa nhiều nơi, mổ ba lần mà vẫn không khỏi. Bà Xuân bị ho liên tục do chất đàm (đờm) chảy xuống họng, kết hợp với bệnh rối loạn thần kinh ti, có triệu chứng đau nhói ngực và mất ngủ. Sau khi tập Hồi Xuân công được 3 tháng, hiện nay, bà Xuân đã bớt hẳn chứng viêm xoang, ăn ngủ tốt, bệnh tật đã chuyển biến rõ.

    Bà Lý Ngọc Sương, 60 tuổi (220/123 Lê Văn Sỹ, P14, Q3, TP HCM) bị cao huyết áp, thường xuyên bị cảm cùm và suy nhược cơ thể. Sau hai tháng tập Hồi Xuân công, bà nói triệu chứng cảm cúm không còn nữa và huyết áp đã trở lại bình thường.

    Bà Nguyễn Thị Hồng Lệ, 40 tuổi, bị mắc chứng mất ngủ kỳ lạ. Đã 2 năm rồi bà bị mất ngủ trắng đêm. Bà Lệ đã đi khám nhiều BS chuyên khoa thần kinh, uống thuốc ngủ nhiều đến mức cơ thể lờn thuốc mà vẫn không hết bệnh. Sau 2 tháng luyện tập Hồi Xuân công, bà Lệ đã có giấc ngủ bình thường như mọi người khác, từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Bà nói: "Hồi Xuân công đã cứu tôi qua khỏi chứng bệnh mất ngủ".

    Bà Hứa Thị Bạch Yến, 50 tuổi, đã tập khí công nhiều nhưng vẫn thấy cơ thể mệt mỏi. Sau khi chuyển sang Hồi Xuân công, hiện da mặt của bà Yến hồng hào khoẻ mạnh giống như thời còn xuân sắc.

    Một số lời khuyên rất tích cực của Hồi Xuân công là: khi tập luyện phải tin tưởng vào hiệu quả bài tập; nên tiến hành tuần tự và kiên nhẫn; tránh giận dữ và kiểm soát tốt những ham muốn; có cuộc sống vui vẻ và luôn tươi cười; cử động theo vòng tròn và mềm mại; bài tập dành cho bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính; có thể tập vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất là ngay trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy trong khoảng 3-5 phút.

    Theo tài liệu mà BS Vĩnh cung cấp, tác dụng của Hồi Xuân công khá rộng trên toàn cơ thể, mà nổi trội là làm mạnh cơ quan sinh dục, chữa trị chứng bất lực và xuất tinh sớm; các bệnh phụ khoa; điều trị viêm phế quản mãn tính, hen xuyễn, mụn trứng cá, đốm lão hoá (tàn nhang), mũi đỏ cà chua, bệnh giãn tĩnh mạch tinh, phục hồi vóc dáng cơ thể sau sinh; bệnh nhiễm trùng vùng chậu; chữa và ngừa tư thế lọm khọm (lưng còng xuống); tình trạng suy nhược cơ thể; bệnh mạch vành và biến chứng; bệnh tim; đột quỵ; cao huyết áp, gai cột sống, viêm khớp...

    BS Lê Văn Vĩnh hiện đang là huấn luyện viên khí công tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM vào cuối tuần. Bên cạnh công việc của một BS Tây y hàng ngày. Một ngày của BS Vĩnh bắt đầu từ 6 giờ, anh tập luyện tới 7h30' Thái cực quyền và Thái dương công phu. Ngoài ra, anh còn tập nhiều bài của các môn phái khác để bổ túc như môn phái Võ Đang, Thiếu Lâm...

    Hồi Xuân công đang được nhiều người tập luyện để duy trì sức khoẻ và sức sống vui tươi. Không ai có thể thoát được vòng sinh-lão-bệnh-tử nhưng với sự đúc kết hàng nghìn năm, Hồi Xuân công có thể giúp cho con người làm chậm tiến trình lão hoá, kéo dài tuổi xuân.

    12 động tác của thuật "Dưỡng sinh trường thọ" và "Hồi Xuân công"

    1- Hồi xuân công; 2- Thượng nguyên công; 3- Bát quái công; 4- Băng tường công; 5- Quì túc công; 6- Long du công; 7- Thiềm vịnh công; 8- Thiên địa công; 9- Miêu phốc công; 10- Phượng vũ công; 11- Khánh thọ công; 12- Hoàn đồng công.

    Thế Giới Mới số 680

    Hồi xuân công pháp Khí công hồi xuân

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Kiến-thức-võ-thuật  |  Read More»

    Là bác sĩ Tây y, chuyên ngành về nôi khoa và siêu âm, có nhiều năm công tác tại các bệnh viện đa khoa An Giang, Bạc Liêu và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), rất tình cờ, bác sĩ (BS) Lê Văn Vĩnh đã được một ông thày người Hoa tại Chợ Lớn truyền cho liệu pháp khí công có tên HỒI XUÂN CÔNG. Hồi Xuân công đơn giản là làm cho con người trẻ, khoẻ mãi với thời gian.

    Cơ hội tình cờ

    Tốt nghiệp ĐH Y khoa Huế, nhưng BS Lê Văn Vĩnh luôn bị bạn bè ái ngại vì cơ thể gầy gò, ốm yếu của mình. Nhiều đồng nghiệp nói thẳng với anh rằng, với sức khoẻ như thế, anh khó lòng có thể vượt qua được ngưỡng tuổi 50. Với những kiến thức được học về Tây y, BS Vĩnh biết rằng bộ phận tiêu hoá của bản thân không tốt, nên các chất bổ đưa vào cơ thể không được hấp thụ hiệu quả nhất. Rời khỏi Huế, BS Vĩnh công tác tại các bệnh viện lớn ở miền Tây và TP HCM, vừa hành nghề vừa tìm tòi các loại thuốc bổ cả Đông và Tây y, ăn những món ăn bổ dưỡng nhất, nhưng cơ thể vẫn không cải thiện được chút nào. Sau nhiều năm tìm tòi những toa thuốc để tự cứu mình, BS Vĩnh tình cờ gặp được một số bạn bè người Hoa sống tại Q.5, TP HCM. Họ giới thiệu với anh bộ môn khí công vốn có truyền thống lâu đời từ Trung Quốc. Tự tập luyện, sức khoẻ của bác sĩ gầy gò đã được cải thiện đôi chút. Nhưng phải đến ba năm sau, BS Vĩnh mới tìm được thày giỏi truyền nghề cho mình. Đó là thày A Phủ ở Chợ lớn (ông đã mất cách đây 10 năm, thọ tròn 100 tuổi). Với các tài liệu mà thày A Phủ đưa cho cùng một số động tác được truyền lại, BS Vĩnh lặng lẽ luyện tập một mình. Anh kể rằng, thời gian đầu cực khổ lắm. Các tài liệu chủ yếu bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Vừa dịch, vừa luyện tập, từ sơ cấp lên trung cấp và cuối cùng, niềm vui đã tới, BS Vĩnh đã đạt trình độ cao cấp của bộ môn khí công.

    Sau 5 năm tập luyện như vậy, BS Lê Văn Vĩnh dần dần lên cân, khoẻ mạnh hơn. Từ 44kg, anh lên được 55kg và sau 20 năm tập luyện, đến giờ anh đã giữ được mức cân 60kg rất ổn định. Trước đây, anh ăn không ngon, ngủ không sâu, thì giờ đã ăn ngon ngủ tốt, đã qua tuổi trung niên, nhưng tóc BS Vĩnh rất xanh, da đỏ hồng hào, giọng nói sang sảng. Anh đã làm mất đi hình ảnh một BS Vĩnh gầy gò, ốm yếu, bệnh tật ngày xưa. Anh đang trẻ hoá nhờ bộ môn khí công mà anh đã theo đuổi vài chục năm nay, đó là Hồi Xuân công.

    Công pháp đặc biệt

    Hồi Xuân công là một công pháp đặc biệt của các đạo sĩ môn phái Hoa Sơn (Trung Quốc) có từ ngàn xưa. Tất cả các bài tập đều dựa trên lý thuyết ngũ hành âm dương làm cơ bản, từ đó, các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể được thông suốt và thận được tăng cường chủ yếu. Tất cả các tuyến nội tiết đều được hoạt động lại hoàn thiện sung mãn như thời trẻ và có tác dụng chống lão hoá ưu việt nhất. "Đây chính là nét đặc thù của công pháp" - BS Vĩnh đã viết như vậy trong lời tựa cuốn Trường thọ Hồi Xuân công, lý thuyết và tác dụng, được lưu truyền trong Hội Dưỡng sinh TP HCM

    Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Một trong những kho báu văn hoá của TQ chính là phương pháp dưỡng sinh. Các công trình nghiên cứu trong quá khứ về dưỡng sinh đã bị hạn chế công bố do luật lệ nghiêm khắc của các đạo gia: "Không được truyền cho bất cứ ai, kể cả cha con". Nhưng có một người đã quyết định phá vỡ luật lệ hà khắc này khi ông ở tuổi gần đất xa trời. Đó là Biện Trị Trung (Bian Zhizhong), Chủ tịch Viện Nghiên cứu dưỡng sinh cổ truyền Bắc Kinh. Ông cho rằng, nếu giữ bí mật như vậy thì con cháu đời sau sẽ không được thừa hưởng và phát huy môn dưỡng sinh này nữa. Do vậy, Biện Trị Trung đã công bố các bài tập của thuật dưỡng sinh trường thọ, một di sản bí truyền của đạo gia chính thống từ môn phái Hoa Sơn, TQ. Cuốn sách Trường thọ Hồi Xuân công được xuất bản tại Thượng Hải năm 1988, được NXB Hà Nội dịch ra tiếng Việt phát hành năm 1996 tại VN.

    Theo Biện Trị Trung, thuật dưỡng sinh và trường thọ bao gồm nhiều mục. Nguyên lý cơ bản nhất là nâng cao chức năng sinh học, giữ cho tế bào khoẻ và hoạt động tốt, kích thích sản xuất nội tiết tố, kích thích các kinh lạc và tuần hoàn máu, điều hoà chức năng nội tạng, củng cố và kéo dài tuổi xuân, phục hồi khí lực. Luyện tập dưỡng sinh và trường thọ không cần phải có một chỗ rộng rãi. Người ta có thể tập ở sân, ở giường ngủ, thậm chí ở bàn làm việc cơ quan. Số lượng sinh lực tiêu thụ cho các bài tập này là nhỏ, dễ cử động và dễ nhớ. Người tập có thể cảm thấy hiệu quả ngay sau vài ngày tập. Tập lâu hơn sẽ thấy lão hoá bị chậm lại đối với người già và hồi phục khí lực. Càng tập luyện lâu càng thấy kết quả tuyệt vời.

    BS Lê Văn Vĩnh sau khi có được những tài liệu của Biện Trị Trung và được thày A Phủ truyền lại các tư thế của Hồi Xuân công đã có nhiều kinh nghiệm tập luyện. Theo BS Vĩnh, những bài tập này không phải là võ thuật hoặc khí công. Cũng không dùng sức hoặc dùng trí. Mục tiêu của bài tập là kích thích tuần hoàn máu với những cử động nhẹ nhàng tập trung quanh vùng đan điền. Võ thuật, thái cực quyền, quyền Anh hoặc khí công nhấn mạnh vào hiệu quả bên ngoài và tập trung sinh lực cơ thể vào ngực hoặc phần giữa của bụng, trong lúc Hồi Xuân công lại nhấn mạnh vào hiệu quả bên trong và tập trung sinh lực ở phần dưới bụng. Những bài tập có thể tập ở 7 tư thế và mỗi tư thế được chia làm nhiều phần. 7 tư thế đó là: đứng, ngồi, ngồi xổm, quỳ, bò, lăn và nằm ngửa. 7 tư thế của bài tập là độc lập nhau, nhưng liên hệ mật thiết. Mỗi tư thế có hai phần: cho nam và cho nữ. Người tập không cần phải tập tất cả những tư thế, nhưng tuyển chọn một hoặc vài tư thế thích hợp cho thể chất và điều kiện làm việc của họ. Những người mới tập đầu tiên nên học tư thế đứng.

    Tác dụng hữu hiệu

    Bắt đầu tập từ sơ cấp rồi đạt tới cao cấp, BS Lê Văn Vĩnh đã mang tất cả những vốn liếng học được để dạy lại cho tất cả những ai yêu thích Hồi Xuân công. Đã 10 năm nay, Hồi Xuân công được dạy lại cho bạn bè thân hữu để duy trì một sức khoẻ tốt. Hiện nay, cứ vào ngày nghỉ cuối tuần, anh lại truyền bá Hồi Xuân công cho các học viên tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM.

    Để có thêm tư liệu, chúng tôi đã tìm gặp và trao đổi với một số học viên đã và đang theo tập Hồi Xuân công. Bà Nguyễn Thị Xuân, 57 tuổi (108/46A Trần Quang Diệu, Q3, TP HCM) có tiền sử bị viêm xoang 35 năm. Bà đã đi chữa nhiều nơi, mổ ba lần mà vẫn không khỏi. Bà Xuân bị ho liên tục do chất đàm (đờm) chảy xuống họng, kết hợp với bệnh rối loạn thần kinh ti, có triệu chứng đau nhói ngực và mất ngủ. Sau khi tập Hồi Xuân công được 3 tháng, hiện nay, bà Xuân đã bớt hẳn chứng viêm xoang, ăn ngủ tốt, bệnh tật đã chuyển biến rõ.

    Bà Lý Ngọc Sương, 60 tuổi (220/123 Lê Văn Sỹ, P14, Q3, TP HCM) bị cao huyết áp, thường xuyên bị cảm cùm và suy nhược cơ thể. Sau hai tháng tập Hồi Xuân công, bà nói triệu chứng cảm cúm không còn nữa và huyết áp đã trở lại bình thường.

    Bà Nguyễn Thị Hồng Lệ, 40 tuổi, bị mắc chứng mất ngủ kỳ lạ. Đã 2 năm rồi bà bị mất ngủ trắng đêm. Bà Lệ đã đi khám nhiều BS chuyên khoa thần kinh, uống thuốc ngủ nhiều đến mức cơ thể lờn thuốc mà vẫn không hết bệnh. Sau 2 tháng luyện tập Hồi Xuân công, bà Lệ đã có giấc ngủ bình thường như mọi người khác, từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Bà nói: "Hồi Xuân công đã cứu tôi qua khỏi chứng bệnh mất ngủ".

    Bà Hứa Thị Bạch Yến, 50 tuổi, đã tập khí công nhiều nhưng vẫn thấy cơ thể mệt mỏi. Sau khi chuyển sang Hồi Xuân công, hiện da mặt của bà Yến hồng hào khoẻ mạnh giống như thời còn xuân sắc.

    Một số lời khuyên rất tích cực của Hồi Xuân công là: khi tập luyện phải tin tưởng vào hiệu quả bài tập; nên tiến hành tuần tự và kiên nhẫn; tránh giận dữ và kiểm soát tốt những ham muốn; có cuộc sống vui vẻ và luôn tươi cười; cử động theo vòng tròn và mềm mại; bài tập dành cho bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính; có thể tập vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất là ngay trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy trong khoảng 3-5 phút.

    Theo tài liệu mà BS Vĩnh cung cấp, tác dụng của Hồi Xuân công khá rộng trên toàn cơ thể, mà nổi trội là làm mạnh cơ quan sinh dục, chữa trị chứng bất lực và xuất tinh sớm; các bệnh phụ khoa; điều trị viêm phế quản mãn tính, hen xuyễn, mụn trứng cá, đốm lão hoá (tàn nhang), mũi đỏ cà chua, bệnh giãn tĩnh mạch tinh, phục hồi vóc dáng cơ thể sau sinh; bệnh nhiễm trùng vùng chậu; chữa và ngừa tư thế lọm khọm (lưng còng xuống); tình trạng suy nhược cơ thể; bệnh mạch vành và biến chứng; bệnh tim; đột quỵ; cao huyết áp, gai cột sống, viêm khớp...

    BS Lê Văn Vĩnh hiện đang là huấn luyện viên khí công tại Câu lạc bộ Khí công TP HCM vào cuối tuần. Bên cạnh công việc của một BS Tây y hàng ngày. Một ngày của BS Vĩnh bắt đầu từ 6 giờ, anh tập luyện tới 7h30' Thái cực quyền và Thái dương công phu. Ngoài ra, anh còn tập nhiều bài của các môn phái khác để bổ túc như môn phái Võ Đang, Thiếu Lâm...

    Hồi Xuân công đang được nhiều người tập luyện để duy trì sức khoẻ và sức sống vui tươi. Không ai có thể thoát được vòng sinh-lão-bệnh-tử nhưng với sự đúc kết hàng nghìn năm, Hồi Xuân công có thể giúp cho con người làm chậm tiến trình lão hoá, kéo dài tuổi xuân.

    12 động tác của thuật "Dưỡng sinh trường thọ" và "Hồi Xuân công"

    1- Hồi xuân công; 2- Thượng nguyên công; 3- Bát quái công; 4- Băng tường công; 5- Quì túc công; 6- Long du công; 7- Thiềm vịnh công; 8- Thiên địa công; 9- Miêu phốc công; 10- Phượng vũ công; 11- Khánh thọ công; 12- Hoàn đồng công.

    Thế Giới Mới số 680

    0 nhận xét:

    Sự sống bao gồm hoạt động và nghỉ ngơi. Các xúc động tâm lý, những căng thẳng thần kinh sẽ gây cản trở sự hoạt động và nghỉ ngơi. Không phát huy được khả năng, bền bỉ dẻo dai, không sáng suốt nhận định, đều do những căng thẳng, những xúc động gây ra. Hoạt động như vậy khó đạt được hiệu quả. Thân xác không hoạt động, trong lòng lại đầy những tính toán lo âu, là nghỉ ngơi không trọn vẹn, sinh lực chẳng được phục hồi. Hoạt động nghỉ ngơi như vậy, cuộc sống của ta khó có an vui hạnh phúc. Qua thực nghiệm, người xưa đã tìm ra và khoa học ngày nay đã công nhận : Với sự tập luyện khí công, nhịp tim sẽ điều hòa để bộ máy tâm sinh lý được cân bằng ồn định. Chỉ trong căn bằng ổn định, sự hoạt động nghỉ ngơi mới trọn vẹn.

    Khí công gồm hai phần : Tĩnh luyện và Động luyện.

    Khí công tĩnh luyện có thể tập ở hai tư thế : Ngồi hoặc nằm.

    Ở tư thế ngồi, ta ngồi xếp bằng hoặc cài chéo hai chân vào nhau, hai bàn tay úp xuống đùi, cánh tay ép vào lườn, xương sống thẳng để khí huyết dễ luân lưu, mắt nhắm chú tâm vào tam linh là vùng giữa hai chân mày, đổi chiều với não, đó là vùng suy nghĩ của não bộ. Chú tâm vào phần này khi luỵên khí, lâu ngày ta sẽ làm chủ được tư tưởng của mình và có khả năng tập trung tư tưởng cao.

    Ở tư thế nằm, ta nằm ngửa, hai tay để xuôi theo thân, bàn tay úp, nhắm mắt, chú tâm vào vùng rốn. Chú tâm vào vùng này khi luyện khí, huyết sẽ dồn xuống bụng làm thần kinh bớt căng thẳng. Nhờ vậy, ta dễ đi vào giấc ngủ và có được giấc ngủ êm sâu.

    Tập khí ở hai tư thế này, mắt phải nhắm lại, môi khép kín, lưỡi co lên hàm trên để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước miếng, là phương dược trong cơ thể con người, giúp chặn bớt các chứng sưng gan, tim lớn và ngăn chặn được các chứng loét bao tử, thực quản.

    Khí công động luyện : Nhu khí công quyền.

    Thí dụ : bài Nhu Khí công quyền với một lối thở hai thì của Việt Võ Đạo.

    Như tên gọi đây là bài tập kết hợp hơi thở với các động tác co duỗi của tay, di động của chân với sự làm mềm tối đa các cơ bắp khi vận động. Nếu dày công tập luyện sẽ có khả năng làm chủ tâm ý, biết giảm bớt căng thẳng, từ đó sẽ có sự sáng suốt, bền bỉ dẻo dai khi hoạt động, khi làm việc tay chân hoặc trí óc. Lúc luyện tập các bài nhu khí, phải chú tâm vào các động tác để cảm nhận được sự co duỗi của cơ bắp, môi khép, lưỡi để tự nhiên, hít thở bằng mũi, hơi thở ăn nhịp với động tác, chú ý làm mềm các cơ vùng mặt và cơ bàn tay để có sự nhẹ nhàng thư thái trong tâm khi vận động.





    Tập khí công là tập thở bằng bụng : Hít vào phình bụng lên, thở ra hóp bụng lại. Hít thở bằng mũi. Hơi dài ngắn tùy sức, nhưng phải êm nhẹ, thời gian vào ra của hơi thở bằng nhau. Đây là phương pháp khí công tu dưỡng nên ngoài các cơ bắp giúp vùng bụng phình lên, hóp lại, giúp tay chân chuyển động các cơ bắp khác, nhất là các cơ bắp vùng mặt và cơ bàn tay phải làm mềm tối đa.Để đáp ứng như cầu hoạt động nghỉ ngơi của con người, như đã trình bày, khí công gồm hai phần : Động luyện và tĩnh luyện. Dù động hay tĩnh đều có thể cương hoạt nhu luyện. Khí công cương luyện là hít thở kết hợp sự căng cứng toàn bộ hay từng phần cơ bắp. Và sự tập trung cao độ của thần kinh vào vùng cơ bắp căng cứng. Đó là dùng lực để vận khí và phương pháp này tạo sức mạnh về thần chất cho người tập luyện. Khí công nhu luyện là sự hít thở đi đôi với sự làm mềm các cơ bắp, tạo êm dịu cho hệ thần kinh. Các cơ bắp khi ở trạng thái mềm tối đa, cơ thể con người được nghỉ ngơi trọn vẹn và sinh lực được mau chống phục hồi. Khí công nhu luyện giúp người tập có một nhịp tim điều hòa, một hệ thần kinh ổn định, sự điềm tĩnh nhu hòa sẽ đến. Đó chính là sức mạnh tinh thần.

    Khi luyện khí phải biết kết hợp giữa động lẫn tĩnh, cả cương lẫn nhu. Tuy nhiên, nếp sống ngày nay đã khiến mọi người phải quá hoạt động, gây ra quá nhiều sự căng thẳng về thần kinh nên cách tập thích hợp nhất cho mọi người là dù động hay tĩnh nên nhu luyện nhiều hơn để tái lập căng bằng.

    Có người nhờ luyện khí đã có những khả năng phi thường. Đó là trường hợp ít có. Những người này phải căn cốt đặc biệt còn phải trải qua một thời gian dài dồn toàn bộ tâm sức để luyện tập với các phương pháp vượt khỏi sự chịu đựng thông thường của mọi người. Cũng có những khả năng phi thường tự nhiên xuất hiện ở một số người. Khả năng siêu nhiên chính là tiềm năng của con người, có thể do luyện tập, cũng có thể tự nhiên xuất hiện. Đây không phải là hiện tượng phổ biến.

    Có nhiều lối luyện khí :
    Hai thì : Nạp (hít vào), Xả (thở ra)
    Ba thì : Nạp, Vận (nín thở lúc khí đầy phổi, đẩy khí đi toàn châu thân), Xả.
    Bốn thì : Nạp, Vận, Xả, Bế (ngưng thở lúc đã thở hết khí trời ra).

    Các lối thở này, với sự điều chỉnh hơi thở ra vô, êm nhẹ, từ từ, lâu dài, giúp người tập có khả năng điều chỉnh được nhịp tim, chịu đựng được các tình trạng thiếu oxy hoặc tăng nồng độ cacbonic trong máu, từ đó bắt buộc hệ thần kinh phải tự điều chỉnh cho thích nghi, tạo sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại mọi thay đổi đột ngột của môi trường.

    Thở hai thì là lối thở căn bản của mọi phương pháp luyện khí. Tập thở hai thì, người tập sẽ làm quen dần với trạng thái thiếu oxy và dư carbonic trong máu ở mức độ vừa phải không đột ngột.

    Khi tập thở, hơi thở ra vô dài ngắn, tùy theo sức chịu đựng của mỗi người. Kiên nhẫn luyện tập, hơi thở sẽ trở nên êm nhẹ, lâu dài, thong thả, nhịp thở ra vô sẽ đều nhau, nhịp tim được điều hòa, hoạt động của bộ máy tâm sinh lý sẽ cân bằng ổn định. Sự cân bằng này được biểu lộ qua tác phong điềm tĩnh nhu hòa, vô cầu.
    Khi đã có sự cân bằng này rồi, nếu muốn, ta có thể luyện qua lối thở ba thì, bốn thì.

    Chỉ trong hoạt động, ta phải nín thở lấy sức, còn bình thường, lối thở hai thì là lối thở tự nhiên của mọi người. Ai cũng hít thở, nhưng nếu không luyện khí, sự hít thở sẽ không hoàn chỉnh. Sự hít thở gọi là hoàn chỉnh khi cả lúc động và tĩnh hơi thở ra vô lúc nào cũng nhẹ êm, sâu dài, thong thả. Luyện khí ở tư thế như tĩnh, ta dễ chuyên chú vào khí để hoàn thiện, dễ làm chủ hơi thở của chính mình. Nhờ tập nhu khí ở tư thế tĩnh, ta sẽ dễ phát huy được động năng của các bào nhu khí, cương khí đối với bản thân khi luyện tập. Đó là sự kết hợp giữa động và tĩnh trong luyện khí. Nếu chuyên luyện nhu khí sự trẻ trung tươi mát, sự bền bỉ dẽo dai, sự hồn nhiên vô tư, sự hiền hòa từ tốn, sự bao dung độ lượng sẽ đến với ta. Đấy chính là cái đẹp bên ngoài của tinh thần Nhân Võ Đạo.

    Vận động với nhịp độ nhanh, cường độ mạnh, cần tăng cường hô hấp nên đôi khi phải thở ra bằng miệng mới kịp. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hít thở bằng mũi .

    Có những lý do sau :

    - Mũi là bộ máy điều hòa không khí của cơ thể. Với những nếp gấp ở hốc mũi, không khí hít vào được tẩy bụi, hấp nóng, có khi lại được tiếp hơi ấm để đủ điều kiện cần thiết trước khi vào phổi. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, mũi do hấp nóng không khí khi hít vào, nhiệt độ bị giảm dần, sẽ bị lạnh. Điều này có thể gây sổ mũi hoặc sưng cuống phổi. Nếu thở ra bằng mũi hơi thở sẽ hoàn toàn cấp nhiệt cho mũi và như thế lại giúp nó làm tròn vai trò điều hòa không khí hít vào.

    - Mũi có vai trò điều tiết lưu lượng không khí hít vào thở ra và làm giảm tốc quá trình hô hấp. Hít vào bằng miệng, lẽ tất nhiên là ta đưa nhanh chóng vào phổi một lượng lớn không khí và như thế dễ làm tổn thương nhiều phế nang tế nhị. Vả lại, nên hiểu rằng khi hít vào, phổi vừa hấp thụ cả không khí lẫn máu theo một tỉ lệ nhất định để giữ cân bằng cho môi trường bên trong. Thở bằng miệng thường làm thay đổi tỷ lệ đó và làm mất cân bằng cơ chế hô hấp vốn rất tinh tế. Thở bằng miệng chỉ áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp do cơ thể đòi hỏi.

    - Những nếp gấp trong mũi được phủ đầy đầu dây thần kinh có mắc nối với nhiều cơ quan và các trọng tâm thần kinh. Gặp người bị ngất, cho họ ngửi ammoniac hoặc giấm chua, họ có thể tỉnh ngay. Cơ thể của con người cũng cần được kích thích bởi luồng không khí qua mũi.

    Trong cơ thể con người, mạch là những ống dẫn huyết từ tim chạy khắp châu thân và ngược lại. Theo Đông y, ngoài mạch máu ra còn có hệ thống kinh lạc. Kinh là những đường dây nối liền các huyệt trong châu thân theo một đường dọc và lạc là những đường nối liền từ kinh nọ sang kinh kia, chạy theo hàng ngang. Có hai kinh chính là Nhâm Kinh và Đốc Kinh. Nhâm Kinh là đường kinh nối liền từ chỗ hõm ở môi dưới chạy thẳng xuống, qua lằn chỉ ở dịch hoàn đến hậu môn. Đốc Kinh là đường kinh chạy từ đỉnh xương cùng đến đỉnh xương đầu trỏ ra trước mặt vượt qua rãnh dưới đầu mũi tới dưới răng hàm trên. Khi luyện khí, hai môi nên khép lại cho Nhâm Kinh và Đốc Kinh được nối liền với nhau, để khí dễ luân lưu. Ngoài ra, lưỡi co lên, chạm vòm họng để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước bọt. Theo y học thì nước miếng là phương thần dược trong cơ thể con người có thể trị các chứng sưng gan : Tim lớn, làm thần kinh mát dịu, nhất là những chứng lở loét bao tử, thực quản. Chúng ta cũng thường thấy rằng một cái dầm xướng cá chích vào chân răng, lưỡi miệng, chỉ trong hai, ba tiếng đồng hồ không nghe đau nhức nữa. Nếu da thịt bị như thế, ít nhất hai ba hôm mới hết, có khi lại trở thành mụn nữa.

    Tập khí công là tập thở bằng bụng dưới (hít vào, phình bụng - thở ra, hóp bụng) để kích thích vùng đan điền. Đông Y quan niện đó là nơi tích tụ sinh lực của con người và khoa học ngày nay coi đó là vùng trọng tâm của cơ thể. Khi kích thích đúng mức, sinh lực sẽ được phát huy. Nói cách khác, khi trọng tâm con người, do tập luyện trở về vị trí đan điền, tâm sinh lý được cân bằng. Trong trạng thái cân bằng, sinh lực sẽ được phát huy toàn vẹn. Nếu đã nắm vững hệ thống kinh mạch, ta có thể dùng tư tưởng để dẫn khí.

    Tuy nhiên, dùng ý dẫn khí sẽ sinh tâm lý nóng vội vì muốn mau chóng thành công, như vậy dễ đi đến tình trạng thái quá, dễ gây căng thẳng cho hệ thần kinh, hệ tim mạch bị loạn nhịp. Sinh lý bị xáo trộn do luyện khí, người xưa gọi là “tẩu hỏa nhập mà”. Cách tập an toàn nhất cho tất cả mọi người là tập với lòng thanh thản, vô cầu, không dùng ý dẫn khí, chỉ thư giãn tối đa, tùy cơ thể tập, chú tâm vào từng vùng nào đó. Thí dụ : Tập khí ở tư thế tĩnh tọa, chú tâm vào vùng giữa hai chân mày, ở tư thế nằm, chú tâm vào vùng rốn. Khi thở đúng mức, khai thông được hai kinh Nhâm, Đốc, luồng khí sẽ chu lưu khắp cơ thể theo hệ thống kinh lạc. Khi hít thở, dưỡng khí qua phế nang được máu hấp thụ, theo động mạch đi đến các cơ quan. Khí di chuyển theo đường kinh lạc là một thứ khí khác; người xưa gọi là : Chân khí, Tiên thiên khí, Khí thái hư… Hấp thụ được luồng khí này, con người sẽ phát triển được các phẩm chất thanh cao, hướng thượng. Người tập có khả năng điều khí tốt, khai thông được Nhâm, Đốc Kinh, thì các bài nhu khí, cương khí sẽ giúp thúc đẩy dẫn khí ra tứ chi. Khai thông kinh lạc là bước đầu của lĩnh vực khí công.

    Tập khí công phải biết phối hợp giữa động với tĩnh, và đó là nguyên lý Cương Nhu Phối Triển của Vovinam- Việt Võ Đạo

    V.S LÊ SÁNG

    Luyện tập khí công - tuyệt kỹ kungfu võ thuật khí công thực hành

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Tinh-hoa-Võ-thuật  |  Read More»

    Sự sống bao gồm hoạt động và nghỉ ngơi. Các xúc động tâm lý, những căng thẳng thần kinh sẽ gây cản trở sự hoạt động và nghỉ ngơi. Không phát huy được khả năng, bền bỉ dẻo dai, không sáng suốt nhận định, đều do những căng thẳng, những xúc động gây ra. Hoạt động như vậy khó đạt được hiệu quả. Thân xác không hoạt động, trong lòng lại đầy những tính toán lo âu, là nghỉ ngơi không trọn vẹn, sinh lực chẳng được phục hồi. Hoạt động nghỉ ngơi như vậy, cuộc sống của ta khó có an vui hạnh phúc. Qua thực nghiệm, người xưa đã tìm ra và khoa học ngày nay đã công nhận : Với sự tập luyện khí công, nhịp tim sẽ điều hòa để bộ máy tâm sinh lý được cân bằng ồn định. Chỉ trong căn bằng ổn định, sự hoạt động nghỉ ngơi mới trọn vẹn.

    Khí công gồm hai phần : Tĩnh luyện và Động luyện.

    Khí công tĩnh luyện có thể tập ở hai tư thế : Ngồi hoặc nằm.

    Ở tư thế ngồi, ta ngồi xếp bằng hoặc cài chéo hai chân vào nhau, hai bàn tay úp xuống đùi, cánh tay ép vào lườn, xương sống thẳng để khí huyết dễ luân lưu, mắt nhắm chú tâm vào tam linh là vùng giữa hai chân mày, đổi chiều với não, đó là vùng suy nghĩ của não bộ. Chú tâm vào phần này khi luỵên khí, lâu ngày ta sẽ làm chủ được tư tưởng của mình và có khả năng tập trung tư tưởng cao.

    Ở tư thế nằm, ta nằm ngửa, hai tay để xuôi theo thân, bàn tay úp, nhắm mắt, chú tâm vào vùng rốn. Chú tâm vào vùng này khi luyện khí, huyết sẽ dồn xuống bụng làm thần kinh bớt căng thẳng. Nhờ vậy, ta dễ đi vào giấc ngủ và có được giấc ngủ êm sâu.

    Tập khí ở hai tư thế này, mắt phải nhắm lại, môi khép kín, lưỡi co lên hàm trên để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước miếng, là phương dược trong cơ thể con người, giúp chặn bớt các chứng sưng gan, tim lớn và ngăn chặn được các chứng loét bao tử, thực quản.

    Khí công động luyện : Nhu khí công quyền.

    Thí dụ : bài Nhu Khí công quyền với một lối thở hai thì của Việt Võ Đạo.

    Như tên gọi đây là bài tập kết hợp hơi thở với các động tác co duỗi của tay, di động của chân với sự làm mềm tối đa các cơ bắp khi vận động. Nếu dày công tập luyện sẽ có khả năng làm chủ tâm ý, biết giảm bớt căng thẳng, từ đó sẽ có sự sáng suốt, bền bỉ dẻo dai khi hoạt động, khi làm việc tay chân hoặc trí óc. Lúc luyện tập các bài nhu khí, phải chú tâm vào các động tác để cảm nhận được sự co duỗi của cơ bắp, môi khép, lưỡi để tự nhiên, hít thở bằng mũi, hơi thở ăn nhịp với động tác, chú ý làm mềm các cơ vùng mặt và cơ bàn tay để có sự nhẹ nhàng thư thái trong tâm khi vận động.





    Tập khí công là tập thở bằng bụng : Hít vào phình bụng lên, thở ra hóp bụng lại. Hít thở bằng mũi. Hơi dài ngắn tùy sức, nhưng phải êm nhẹ, thời gian vào ra của hơi thở bằng nhau. Đây là phương pháp khí công tu dưỡng nên ngoài các cơ bắp giúp vùng bụng phình lên, hóp lại, giúp tay chân chuyển động các cơ bắp khác, nhất là các cơ bắp vùng mặt và cơ bàn tay phải làm mềm tối đa.Để đáp ứng như cầu hoạt động nghỉ ngơi của con người, như đã trình bày, khí công gồm hai phần : Động luyện và tĩnh luyện. Dù động hay tĩnh đều có thể cương hoạt nhu luyện. Khí công cương luyện là hít thở kết hợp sự căng cứng toàn bộ hay từng phần cơ bắp. Và sự tập trung cao độ của thần kinh vào vùng cơ bắp căng cứng. Đó là dùng lực để vận khí và phương pháp này tạo sức mạnh về thần chất cho người tập luyện. Khí công nhu luyện là sự hít thở đi đôi với sự làm mềm các cơ bắp, tạo êm dịu cho hệ thần kinh. Các cơ bắp khi ở trạng thái mềm tối đa, cơ thể con người được nghỉ ngơi trọn vẹn và sinh lực được mau chống phục hồi. Khí công nhu luyện giúp người tập có một nhịp tim điều hòa, một hệ thần kinh ổn định, sự điềm tĩnh nhu hòa sẽ đến. Đó chính là sức mạnh tinh thần.

    Khi luyện khí phải biết kết hợp giữa động lẫn tĩnh, cả cương lẫn nhu. Tuy nhiên, nếp sống ngày nay đã khiến mọi người phải quá hoạt động, gây ra quá nhiều sự căng thẳng về thần kinh nên cách tập thích hợp nhất cho mọi người là dù động hay tĩnh nên nhu luyện nhiều hơn để tái lập căng bằng.

    Có người nhờ luyện khí đã có những khả năng phi thường. Đó là trường hợp ít có. Những người này phải căn cốt đặc biệt còn phải trải qua một thời gian dài dồn toàn bộ tâm sức để luyện tập với các phương pháp vượt khỏi sự chịu đựng thông thường của mọi người. Cũng có những khả năng phi thường tự nhiên xuất hiện ở một số người. Khả năng siêu nhiên chính là tiềm năng của con người, có thể do luyện tập, cũng có thể tự nhiên xuất hiện. Đây không phải là hiện tượng phổ biến.

    Có nhiều lối luyện khí :
    Hai thì : Nạp (hít vào), Xả (thở ra)
    Ba thì : Nạp, Vận (nín thở lúc khí đầy phổi, đẩy khí đi toàn châu thân), Xả.
    Bốn thì : Nạp, Vận, Xả, Bế (ngưng thở lúc đã thở hết khí trời ra).

    Các lối thở này, với sự điều chỉnh hơi thở ra vô, êm nhẹ, từ từ, lâu dài, giúp người tập có khả năng điều chỉnh được nhịp tim, chịu đựng được các tình trạng thiếu oxy hoặc tăng nồng độ cacbonic trong máu, từ đó bắt buộc hệ thần kinh phải tự điều chỉnh cho thích nghi, tạo sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại mọi thay đổi đột ngột của môi trường.

    Thở hai thì là lối thở căn bản của mọi phương pháp luyện khí. Tập thở hai thì, người tập sẽ làm quen dần với trạng thái thiếu oxy và dư carbonic trong máu ở mức độ vừa phải không đột ngột.

    Khi tập thở, hơi thở ra vô dài ngắn, tùy theo sức chịu đựng của mỗi người. Kiên nhẫn luyện tập, hơi thở sẽ trở nên êm nhẹ, lâu dài, thong thả, nhịp thở ra vô sẽ đều nhau, nhịp tim được điều hòa, hoạt động của bộ máy tâm sinh lý sẽ cân bằng ổn định. Sự cân bằng này được biểu lộ qua tác phong điềm tĩnh nhu hòa, vô cầu.
    Khi đã có sự cân bằng này rồi, nếu muốn, ta có thể luyện qua lối thở ba thì, bốn thì.

    Chỉ trong hoạt động, ta phải nín thở lấy sức, còn bình thường, lối thở hai thì là lối thở tự nhiên của mọi người. Ai cũng hít thở, nhưng nếu không luyện khí, sự hít thở sẽ không hoàn chỉnh. Sự hít thở gọi là hoàn chỉnh khi cả lúc động và tĩnh hơi thở ra vô lúc nào cũng nhẹ êm, sâu dài, thong thả. Luyện khí ở tư thế như tĩnh, ta dễ chuyên chú vào khí để hoàn thiện, dễ làm chủ hơi thở của chính mình. Nhờ tập nhu khí ở tư thế tĩnh, ta sẽ dễ phát huy được động năng của các bào nhu khí, cương khí đối với bản thân khi luyện tập. Đó là sự kết hợp giữa động và tĩnh trong luyện khí. Nếu chuyên luyện nhu khí sự trẻ trung tươi mát, sự bền bỉ dẽo dai, sự hồn nhiên vô tư, sự hiền hòa từ tốn, sự bao dung độ lượng sẽ đến với ta. Đấy chính là cái đẹp bên ngoài của tinh thần Nhân Võ Đạo.

    Vận động với nhịp độ nhanh, cường độ mạnh, cần tăng cường hô hấp nên đôi khi phải thở ra bằng miệng mới kịp. Tuy nhiên, tốt nhất là nên hít thở bằng mũi .

    Có những lý do sau :

    - Mũi là bộ máy điều hòa không khí của cơ thể. Với những nếp gấp ở hốc mũi, không khí hít vào được tẩy bụi, hấp nóng, có khi lại được tiếp hơi ấm để đủ điều kiện cần thiết trước khi vào phổi. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, mũi do hấp nóng không khí khi hít vào, nhiệt độ bị giảm dần, sẽ bị lạnh. Điều này có thể gây sổ mũi hoặc sưng cuống phổi. Nếu thở ra bằng mũi hơi thở sẽ hoàn toàn cấp nhiệt cho mũi và như thế lại giúp nó làm tròn vai trò điều hòa không khí hít vào.

    - Mũi có vai trò điều tiết lưu lượng không khí hít vào thở ra và làm giảm tốc quá trình hô hấp. Hít vào bằng miệng, lẽ tất nhiên là ta đưa nhanh chóng vào phổi một lượng lớn không khí và như thế dễ làm tổn thương nhiều phế nang tế nhị. Vả lại, nên hiểu rằng khi hít vào, phổi vừa hấp thụ cả không khí lẫn máu theo một tỉ lệ nhất định để giữ cân bằng cho môi trường bên trong. Thở bằng miệng thường làm thay đổi tỷ lệ đó và làm mất cân bằng cơ chế hô hấp vốn rất tinh tế. Thở bằng miệng chỉ áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp do cơ thể đòi hỏi.

    - Những nếp gấp trong mũi được phủ đầy đầu dây thần kinh có mắc nối với nhiều cơ quan và các trọng tâm thần kinh. Gặp người bị ngất, cho họ ngửi ammoniac hoặc giấm chua, họ có thể tỉnh ngay. Cơ thể của con người cũng cần được kích thích bởi luồng không khí qua mũi.

    Trong cơ thể con người, mạch là những ống dẫn huyết từ tim chạy khắp châu thân và ngược lại. Theo Đông y, ngoài mạch máu ra còn có hệ thống kinh lạc. Kinh là những đường dây nối liền các huyệt trong châu thân theo một đường dọc và lạc là những đường nối liền từ kinh nọ sang kinh kia, chạy theo hàng ngang. Có hai kinh chính là Nhâm Kinh và Đốc Kinh. Nhâm Kinh là đường kinh nối liền từ chỗ hõm ở môi dưới chạy thẳng xuống, qua lằn chỉ ở dịch hoàn đến hậu môn. Đốc Kinh là đường kinh chạy từ đỉnh xương cùng đến đỉnh xương đầu trỏ ra trước mặt vượt qua rãnh dưới đầu mũi tới dưới răng hàm trên. Khi luyện khí, hai môi nên khép lại cho Nhâm Kinh và Đốc Kinh được nối liền với nhau, để khí dễ luân lưu. Ngoài ra, lưỡi co lên, chạm vòm họng để kích thích sự hoạt động của các tuyến nước bọt. Theo y học thì nước miếng là phương thần dược trong cơ thể con người có thể trị các chứng sưng gan : Tim lớn, làm thần kinh mát dịu, nhất là những chứng lở loét bao tử, thực quản. Chúng ta cũng thường thấy rằng một cái dầm xướng cá chích vào chân răng, lưỡi miệng, chỉ trong hai, ba tiếng đồng hồ không nghe đau nhức nữa. Nếu da thịt bị như thế, ít nhất hai ba hôm mới hết, có khi lại trở thành mụn nữa.

    Tập khí công là tập thở bằng bụng dưới (hít vào, phình bụng - thở ra, hóp bụng) để kích thích vùng đan điền. Đông Y quan niện đó là nơi tích tụ sinh lực của con người và khoa học ngày nay coi đó là vùng trọng tâm của cơ thể. Khi kích thích đúng mức, sinh lực sẽ được phát huy. Nói cách khác, khi trọng tâm con người, do tập luyện trở về vị trí đan điền, tâm sinh lý được cân bằng. Trong trạng thái cân bằng, sinh lực sẽ được phát huy toàn vẹn. Nếu đã nắm vững hệ thống kinh mạch, ta có thể dùng tư tưởng để dẫn khí.

    Tuy nhiên, dùng ý dẫn khí sẽ sinh tâm lý nóng vội vì muốn mau chóng thành công, như vậy dễ đi đến tình trạng thái quá, dễ gây căng thẳng cho hệ thần kinh, hệ tim mạch bị loạn nhịp. Sinh lý bị xáo trộn do luyện khí, người xưa gọi là “tẩu hỏa nhập mà”. Cách tập an toàn nhất cho tất cả mọi người là tập với lòng thanh thản, vô cầu, không dùng ý dẫn khí, chỉ thư giãn tối đa, tùy cơ thể tập, chú tâm vào từng vùng nào đó. Thí dụ : Tập khí ở tư thế tĩnh tọa, chú tâm vào vùng giữa hai chân mày, ở tư thế nằm, chú tâm vào vùng rốn. Khi thở đúng mức, khai thông được hai kinh Nhâm, Đốc, luồng khí sẽ chu lưu khắp cơ thể theo hệ thống kinh lạc. Khi hít thở, dưỡng khí qua phế nang được máu hấp thụ, theo động mạch đi đến các cơ quan. Khí di chuyển theo đường kinh lạc là một thứ khí khác; người xưa gọi là : Chân khí, Tiên thiên khí, Khí thái hư… Hấp thụ được luồng khí này, con người sẽ phát triển được các phẩm chất thanh cao, hướng thượng. Người tập có khả năng điều khí tốt, khai thông được Nhâm, Đốc Kinh, thì các bài nhu khí, cương khí sẽ giúp thúc đẩy dẫn khí ra tứ chi. Khai thông kinh lạc là bước đầu của lĩnh vực khí công.

    Tập khí công phải biết phối hợp giữa động với tĩnh, và đó là nguyên lý Cương Nhu Phối Triển của Vovinam- Việt Võ Đạo

    V.S LÊ SÁNG

    1 nhận xét:

    Ngày nay, trong những bộ phim dã sử võ hiệp, ta có thể thấy các nhân vật trong phim bay lượn như chim hoặc nhảy từ dưới đất lên nóc nhà cao. Ai cũng biết đấy gọi là khinh công và thực hiện được trên phim ảnh nhờ kỹ xảo điện ảnh, vậy còn ngoài đời thì sao?

    Tương truyền, khinh công do các đạo sỹ núi Võ Đang tạo ra. Khởi thủy, các đạo sỹ Võ Đang tu luyện theo thuyết "Trường sinh bất lão" của Đạo Giáo, họ ăn chay trường, tập khí công, luyện linh đan để mong muốn giúp con người hòa nhập với thiên nhiên kéo dài tuổi thọ. Thậm chí theo họ, có thể bay như chim, bơi lặn như cá, chính vì vậy người Trung Quốc mới có câu "Võ Đang Nội Gia". Hình ảnh người đạo sỹ da dẻ hồng hào, tay cầm phất trần, chân di chuyển không chấm đất trở thành đại diện cho những cao nhân đắc đạo.

    Khinh công, hiểu một cách nôm na là sự kết hợp giữa động tác cơ thể với khí công nhwàm giảm tối đa trọng lượng cơ thể so với trọng lượng thực để thoát khỏi hoặc làm giảm ảnh hưởng của lực hút Trái Đất đối với cơ thể, giúp người ta có thể nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn, xa hơn,...

    Khinh công bao gồm nhiều môn như: khinh thân hay còn gọi là phi thân (nhảy cao), thần hành (chạy nhanh), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) và thủy thượng phiêu (di chuyển trên mặt nước)

    Đối với khinh thân, đây là môn khinh công được phim ảnh, sách báo nói đến nhiều nhất. Một cuốn sách dạy cách khinh công như sau: "Đeo lên người và chân những túi đựng chì, đào một cái hố sâu khoảng 50cm, rồi tập nhảy từ dưới hố lên. Cứ vậy đào hố sâu dần xuống, khoảng 10 năm sau bỏ những túi chì ra bạn có thể nhảy cao 5m". Thực ra đây chỉ là bài luyện tập sức bật của chân, nó chỉ có thể giúp bạn tăng tốc độ và sức mạnh của đòn đá đồng thời nhảy cao thêm đượ một hút hứ không thể bay cao như sách nói.

    Tuy vậy khinh thân vẫn tồn tại nhưng ở một số dạng khác nhau.

    Trong cuốn "Hành trình về Phương Đông" do một số giáo sư tiến sỹ Viện Hàn Lâm Anh ghi lại chuyến đi của mình đến Tây Tạng, họ có kể một câu chuyện về các nhà sư ngồi thiền trước bàn thờ, đột nhiên các nhà sư từ từ bay lên và cứ thế ngồi lơ lửng ở độ cao 1m cách mặt đất.

    Hoặc trong mục "Chuyện lạ đó đây" trên tivi, có nói về một phụ nữ Singapore đã biểu diễn khả năng khinh thân của mình bằng cách đứng lên một tờ giấy bản đặt trên một cái khung gỗ mà giấy không rách. Nhưng nếu đặt một quả dưa khoảng 3kg lên trên hoặc chị ta không vận khí thì tờ giấy lập tức rách ngay.

    Nhưng dù sao dẫn chứng này vẫn còn mang màu sắc tôn giáo. Trong võ thuật, khinh thân được thể hiện ở một dạng khác. Các võ sỹ Wushu hoặc Vovinam có thể tung mình lên cao rồi rơi cả người xuống đất một cách nhẹ nhàng không chấn thương đau đớn gì cả. Mặc dù sự góp mặt nhiều của khí không không nhiều, nhưng đó cũng là khinh thân. Có những võ sư Taekwondo biểu diễn màn khinh thân mượn lực bằng cách tung mình lên không đá vỡ tám tấm ván do tám người dàn hàng ngang cầm trên tay, mỗi khi chân đá vỡ một tấm cũng là lúc vị võ sư mượn lực phản hồi để giữ người mình trên không và lấy đà đá tấm kế tiếp.

    Thần hành - tương truyền một ngày có thể đi hàng trăm dặm chân không chạm đất giống như nhân vật Đới Tung trong truyện Thủy Hử vậy. Trong cuốn "Thiếu Lâm bảy mươi hai tuyệt kỹ thất truyền" có dạy cách luyện thần hành như sau: "Trải cát dày khoảng 10cm trên đoạn đường dài 30m. Phủ lên trên một lớp giấy bản. Buộc chì thật nặng vào chân, lấy đà rồi chạy thật nhanh qua đoạn đường ấy. Cứ tập đi tập lại khoảng 10 năm, khi thấy chạy qua mà không rách giấy là được...". Hẳn bạn đọc sẽ phải bật cười vì cách luyện tập ngô nghê như vậy. Theo như truyện kể lại, người luyện được phép thần hành phải tinh thông khinh thân và khí công, như thế mới giúp cơ thể lâu xuống sức. Đáng tiếc vào thời điểm này không có dẫn chứng minh họa nào cho thuật này, tuy nhiên so với người bình thường, những vận động viên marathon một ngày có thể chạy được hàng chục thậm chí hàng trăm cây số cũng đáng được coi là thần hành rồi.

    Bích hổ du tường, môn khinh công thuộc dạng leo trèo. Trong các phim nói về Ninja, ta có thể thấy những nhân vật Ninja đeo vào tay và chân các móc sắc nhọn để bám tường hoặc bám thân cây leo lên. Đây là kỹ năng sử dụng tay chân và lợi dụng lực tì để giữ vững trọng tâm cũng như thăng bằng của cơ thể mà tạo thế bám mà leo lên cao. Hẳn không ít người đã được nghe chuyện về những chiến sỹ đặc công có thể lợi dụng điểm tiếp giáp của hai bức tường mà tạo thành góc 90 độ mà leo lên tận nóc nhà.

    Bên cạnh đó trong cuộc sống cũng có nhiều kỹ thuật tương tự. Tại những vùng trồng và làm đường thốt nốt, các em bé người Kinh hoặc Khơme muốn lấy được thốt nốt phải leo lên ngọn cây cao hơn chục mét. Vậy mà chỉ cần hai tay vòng qua thân cây, hai chân đạp vào thân cây lấy thế, trên người lỉnh kỉnh những ống bương để đựng nước thốt nốt, không cần dụng cụ hỗ trợ, các em leo vun vút lên tận ngọn cây trơn láng. Hay những anh chàng thích leo tường nhà chọc trời.

    Có lẽ môn bích hổ du tường bí quyết chính là ở sự khéo léo của con người và nó cũng là môn khinh công tương đối dễ tập nhất.

    Cuối cùng, thủy thượng phiêu, môn khinh công giúp người ta đi lại trên mặt nước. Về lý thuyết, người thực hiện phải vận khí công giảm tối đa trọng lượng cơ thể, sau đó buộc vào chân một vật nhẹ, nổi như miếng xốp, mảnh ván hoặc một đoạn ống tre... để có thể đi trên mặt nước. Tuy nhiên thuật này phải tốn nhiều chân khí nên không thể thực hiện thường xuyên. Trên một tờ tạp chí võ thuật đã lâu, có đăng một bài và ảnh mình hoạ về một võ sư Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8. Ông đã biểu diễn tại Đà Lạt tuyệt kỹ thủy thượng phiêu của mình. Ông buộc hai bó cỏ vào hai chân và vượt qua hồ trước sự chứng kiến của nhiều người.

    Có một câu chuyện nữa xảy ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp do một cụ già kể lại. Hồi đó, tổ giao liên của cụ nhận lệnh chuyển thư qua sông để báo tin địch càn và xin tiếp viện. Nước sông chảy quá xiết không thể bơi qua, thuyền tuần tiễn của địch đi lại trên mặt sông nên không thể thả thuyền được. Anh Trọng, người gốc Bình Định mới gia nhập tổ giao liên quyết định một mình vượt sông. Anh lấy bốn đoạn lồ ô buộc vào hai chân, để lại tất cả vũ khí, quần áo, chỉ mặc đúng cái quần lót, ngậm thư vào miệng và lao ra sông. Thật kỳ lạ, người anh như chạy trên mặt nước, tạo thành một đường xiên xuôi theo dòng chảy sang bờ bên kia. Rõ ràng bọn lính trên canô đã nhìn thấy và chỉ cho nhau, nhưng không một viên đạn nào bắn theo, có thể bọn chúng tưởng nhìn thấy... ma. Sau đó những trận chiến ác liệt xảy ra và ông cụ già không gặp lại người đội viên của mình nữa.

    Vậy đó, hy vọng sau bài này, bạn đọc sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về tuyệt kỹ khinh công, tuy rằng hầu hết vẫn còn mang tính lý thuyết và sách vở nhưng mong một ngày nào đó, tuyệt kỹ khinh công sẽ hiện diện cụ thể để nó không chỉ tồn tại trong giai thoại hoặc trong huyền thoại.

    Khinh công: Sắc màu huyền thoại của khinh công và thực tế

    Posted at  tháng 11 15, 2019  |  in  Tinh-hoa-Võ-thuật  |  Read More»

    Ngày nay, trong những bộ phim dã sử võ hiệp, ta có thể thấy các nhân vật trong phim bay lượn như chim hoặc nhảy từ dưới đất lên nóc nhà cao. Ai cũng biết đấy gọi là khinh công và thực hiện được trên phim ảnh nhờ kỹ xảo điện ảnh, vậy còn ngoài đời thì sao?

    Tương truyền, khinh công do các đạo sỹ núi Võ Đang tạo ra. Khởi thủy, các đạo sỹ Võ Đang tu luyện theo thuyết "Trường sinh bất lão" của Đạo Giáo, họ ăn chay trường, tập khí công, luyện linh đan để mong muốn giúp con người hòa nhập với thiên nhiên kéo dài tuổi thọ. Thậm chí theo họ, có thể bay như chim, bơi lặn như cá, chính vì vậy người Trung Quốc mới có câu "Võ Đang Nội Gia". Hình ảnh người đạo sỹ da dẻ hồng hào, tay cầm phất trần, chân di chuyển không chấm đất trở thành đại diện cho những cao nhân đắc đạo.

    Khinh công, hiểu một cách nôm na là sự kết hợp giữa động tác cơ thể với khí công nhwàm giảm tối đa trọng lượng cơ thể so với trọng lượng thực để thoát khỏi hoặc làm giảm ảnh hưởng của lực hút Trái Đất đối với cơ thể, giúp người ta có thể nhảy cao hơn, chạy nhanh hơn, xa hơn,...

    Khinh công bao gồm nhiều môn như: khinh thân hay còn gọi là phi thân (nhảy cao), thần hành (chạy nhanh), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường) và thủy thượng phiêu (di chuyển trên mặt nước)

    Đối với khinh thân, đây là môn khinh công được phim ảnh, sách báo nói đến nhiều nhất. Một cuốn sách dạy cách khinh công như sau: "Đeo lên người và chân những túi đựng chì, đào một cái hố sâu khoảng 50cm, rồi tập nhảy từ dưới hố lên. Cứ vậy đào hố sâu dần xuống, khoảng 10 năm sau bỏ những túi chì ra bạn có thể nhảy cao 5m". Thực ra đây chỉ là bài luyện tập sức bật của chân, nó chỉ có thể giúp bạn tăng tốc độ và sức mạnh của đòn đá đồng thời nhảy cao thêm đượ một hút hứ không thể bay cao như sách nói.

    Tuy vậy khinh thân vẫn tồn tại nhưng ở một số dạng khác nhau.

    Trong cuốn "Hành trình về Phương Đông" do một số giáo sư tiến sỹ Viện Hàn Lâm Anh ghi lại chuyến đi của mình đến Tây Tạng, họ có kể một câu chuyện về các nhà sư ngồi thiền trước bàn thờ, đột nhiên các nhà sư từ từ bay lên và cứ thế ngồi lơ lửng ở độ cao 1m cách mặt đất.

    Hoặc trong mục "Chuyện lạ đó đây" trên tivi, có nói về một phụ nữ Singapore đã biểu diễn khả năng khinh thân của mình bằng cách đứng lên một tờ giấy bản đặt trên một cái khung gỗ mà giấy không rách. Nhưng nếu đặt một quả dưa khoảng 3kg lên trên hoặc chị ta không vận khí thì tờ giấy lập tức rách ngay.

    Nhưng dù sao dẫn chứng này vẫn còn mang màu sắc tôn giáo. Trong võ thuật, khinh thân được thể hiện ở một dạng khác. Các võ sỹ Wushu hoặc Vovinam có thể tung mình lên cao rồi rơi cả người xuống đất một cách nhẹ nhàng không chấn thương đau đớn gì cả. Mặc dù sự góp mặt nhiều của khí không không nhiều, nhưng đó cũng là khinh thân. Có những võ sư Taekwondo biểu diễn màn khinh thân mượn lực bằng cách tung mình lên không đá vỡ tám tấm ván do tám người dàn hàng ngang cầm trên tay, mỗi khi chân đá vỡ một tấm cũng là lúc vị võ sư mượn lực phản hồi để giữ người mình trên không và lấy đà đá tấm kế tiếp.

    Thần hành - tương truyền một ngày có thể đi hàng trăm dặm chân không chạm đất giống như nhân vật Đới Tung trong truyện Thủy Hử vậy. Trong cuốn "Thiếu Lâm bảy mươi hai tuyệt kỹ thất truyền" có dạy cách luyện thần hành như sau: "Trải cát dày khoảng 10cm trên đoạn đường dài 30m. Phủ lên trên một lớp giấy bản. Buộc chì thật nặng vào chân, lấy đà rồi chạy thật nhanh qua đoạn đường ấy. Cứ tập đi tập lại khoảng 10 năm, khi thấy chạy qua mà không rách giấy là được...". Hẳn bạn đọc sẽ phải bật cười vì cách luyện tập ngô nghê như vậy. Theo như truyện kể lại, người luyện được phép thần hành phải tinh thông khinh thân và khí công, như thế mới giúp cơ thể lâu xuống sức. Đáng tiếc vào thời điểm này không có dẫn chứng minh họa nào cho thuật này, tuy nhiên so với người bình thường, những vận động viên marathon một ngày có thể chạy được hàng chục thậm chí hàng trăm cây số cũng đáng được coi là thần hành rồi.

    Bích hổ du tường, môn khinh công thuộc dạng leo trèo. Trong các phim nói về Ninja, ta có thể thấy những nhân vật Ninja đeo vào tay và chân các móc sắc nhọn để bám tường hoặc bám thân cây leo lên. Đây là kỹ năng sử dụng tay chân và lợi dụng lực tì để giữ vững trọng tâm cũng như thăng bằng của cơ thể mà tạo thế bám mà leo lên cao. Hẳn không ít người đã được nghe chuyện về những chiến sỹ đặc công có thể lợi dụng điểm tiếp giáp của hai bức tường mà tạo thành góc 90 độ mà leo lên tận nóc nhà.

    Bên cạnh đó trong cuộc sống cũng có nhiều kỹ thuật tương tự. Tại những vùng trồng và làm đường thốt nốt, các em bé người Kinh hoặc Khơme muốn lấy được thốt nốt phải leo lên ngọn cây cao hơn chục mét. Vậy mà chỉ cần hai tay vòng qua thân cây, hai chân đạp vào thân cây lấy thế, trên người lỉnh kỉnh những ống bương để đựng nước thốt nốt, không cần dụng cụ hỗ trợ, các em leo vun vút lên tận ngọn cây trơn láng. Hay những anh chàng thích leo tường nhà chọc trời.

    Có lẽ môn bích hổ du tường bí quyết chính là ở sự khéo léo của con người và nó cũng là môn khinh công tương đối dễ tập nhất.

    Cuối cùng, thủy thượng phiêu, môn khinh công giúp người ta đi lại trên mặt nước. Về lý thuyết, người thực hiện phải vận khí công giảm tối đa trọng lượng cơ thể, sau đó buộc vào chân một vật nhẹ, nổi như miếng xốp, mảnh ván hoặc một đoạn ống tre... để có thể đi trên mặt nước. Tuy nhiên thuật này phải tốn nhiều chân khí nên không thể thực hiện thường xuyên. Trên một tờ tạp chí võ thuật đã lâu, có đăng một bài và ảnh mình hoạ về một võ sư Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8. Ông đã biểu diễn tại Đà Lạt tuyệt kỹ thủy thượng phiêu của mình. Ông buộc hai bó cỏ vào hai chân và vượt qua hồ trước sự chứng kiến của nhiều người.

    Có một câu chuyện nữa xảy ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp do một cụ già kể lại. Hồi đó, tổ giao liên của cụ nhận lệnh chuyển thư qua sông để báo tin địch càn và xin tiếp viện. Nước sông chảy quá xiết không thể bơi qua, thuyền tuần tiễn của địch đi lại trên mặt sông nên không thể thả thuyền được. Anh Trọng, người gốc Bình Định mới gia nhập tổ giao liên quyết định một mình vượt sông. Anh lấy bốn đoạn lồ ô buộc vào hai chân, để lại tất cả vũ khí, quần áo, chỉ mặc đúng cái quần lót, ngậm thư vào miệng và lao ra sông. Thật kỳ lạ, người anh như chạy trên mặt nước, tạo thành một đường xiên xuôi theo dòng chảy sang bờ bên kia. Rõ ràng bọn lính trên canô đã nhìn thấy và chỉ cho nhau, nhưng không một viên đạn nào bắn theo, có thể bọn chúng tưởng nhìn thấy... ma. Sau đó những trận chiến ác liệt xảy ra và ông cụ già không gặp lại người đội viên của mình nữa.

    Vậy đó, hy vọng sau bài này, bạn đọc sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về tuyệt kỹ khinh công, tuy rằng hầu hết vẫn còn mang tính lý thuyết và sách vở nhưng mong một ngày nào đó, tuyệt kỹ khinh công sẽ hiện diện cụ thể để nó không chỉ tồn tại trong giai thoại hoặc trong huyền thoại.

    0 nhận xét:

    About-Privacy Policy-Contact us
    Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Blogger Template by Trung Đức
    Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
    back to top