Siêu xung thiên võ cổ truyền - sức mạnh của đại đao Nguyễn Huệ

Posted at  tháng 11 13, 2019  |  in  Kiến-thức-võ-thuật

Siêu xung thiên (còn gọi là Đại đao xung thiên, Xung thiên đại đao, Tứ trụ siêu xung thiên, Siêu bát quái, trong dân gian gọi là Siêu ông) là bài đại đao được Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 bình chọn, thống nhất là một trong những bài binh khí tiêu biểu cho quốc võ dân tộc. Sau khi bình chọn, bài được giới thiệu, tập luyện tại các võ đường võ cổ truyền và đưa vào chương trình thi đấu, biểu diễn bắt buộc trong toàn quốc.




Lời thiệu.
Lời thiệu của bài, trừ câu bái tổ khởi đầu và kết thúc, là một bài thơ theo thể Đường luật thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu). Một số võ đường có dị bản của bài thiệu này chỉ bao gồm 7 câu, có một số câu khác biệt, cho thấy những sai lạc về lời thiệu là hiện tượng rất phổ biến trong các môn phái võ thuật của Việt Nam.

Bái tổ
Xung thiên đề đao trảm phản nghinh
Lôi phong trá tẩu quỷ thần kinh
Đê đầu tầm thụ lai phụng tấn
Trảm phạt trung bình tọa ngưu canh
Long thăng hổ giáng loan xa sát
Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh
Lạc mã bàng phi lai cấp thích
Tứ trung bình tọa phục môn sanh
Đề đao lập bộ – bái tổ y như tiên

Tạm dịch nghĩa:
Bái tổ
Chọc trời đề đao chém ngược về sau
Gió cuồn cuộn thổi, vờ chạy khiến quỷ thần kinh sợ
Ngoái đầu nép cây, lại tiến lên
Chém giữa vòng, ngồi xuống như trâu cày
Rồng lên cọp xuống xoay như vần bánh xe
Nép dấu trốn nằm chim sợ tiếng
Rớt ngựa bay xuống lập tức đâm nhanh
Bốn phía cùng ngồi xuống, về nẻo sống
Đề đao đứng bái tổ như ban đầu

Đặc điểm.
Bài sử dụng đại đao, một loại binh khí tương đối ít phổ dụng trong các võ đường hiện nay, thường chỉ truyền dạy cho các môn đồ cao cấp.
Tam thần đao Quang Trung Nguyễn Huệ
Đó là ba cây đại đao của Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Lê Sĩ Hoàng.

Nguyễn Huệ dùng Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi được làm bằng loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ, khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang, chỉ có khí lạnh, rất sắc bén. Nó rất nặng, phải một người vác mới nổi.

Huỳnh Long đao là vũ khí của tướng quân Trần Quang Diệu, do sư phụ Diệp Đình Tòng truyền tặng. Cặp Ô Long và Huỳnh Long đao phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh Long góp phần tạo nên.

Xích Long đao là vũ khí của tướng Lê Sĩ Hoàng. Ông quê ở Quảng Nam, nổi tiếng có sức khỏe, lúc nhỏ chăn trâu cho phú ông trong thôn. Một hôm trâu bị cọp bắt, sợ chủ bắt đền, ông chạy trốn vào rừng sâu và lạc đường.

Ông gặp được người truyền thụ võ nghệ, chuyên sử dụng cây đao Xích Long của sư phụ ban tặng.

Năm Quang Trung thứ hai (1789), vua Quang Trung tổ chức khoa thi võ đầu tiên tại kinh đô Phú Xuân, Lê Sĩ Hoàng ra ứng thí. Ông tỉ thí với Trần Quang Diệu, hai thanh đao Huỳnh Long và Xích Long như đôi rồng hợp nhau múa lượn, người xem vỗ tay hoan hô vang dậy.

Hai bên bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng, truyền đem Ô Long đao ra để tỷ đấu cùng Lê võ sinh. Lê Sĩ Hoàng cung kính quỳ tâu: Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa địch nổi, huống chi bệ hạ.
Ô LONG ĐAO

Quang Trung không phải là em trai của Nguyễn Huệ. Cũng không phải sếp cũng Nguyễn Huệ, càng không phải người yêu của Nguyễn Huệ.

Nếu ta coi Nguyễn Huệ là Pichu thì Quang Trung chính là Pikachu. Tức là cũng là 1 người thôi, nhưng ở le vồ cao cấp hơn.

Trở về cái thời còn là Pichu, Nguyễn Huệ cùng với anh trai là Nguyễn Nhạc và em trai Nguyễn Lữ hợp thành bộ ba anh em nhà Tây Sơn, hay Tây Sơn tam kiệt, là những người đã dẫn đầu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh đông dẹp bắc bình thiên hạ. Chờ một ngày đẹp trời nào đó chúng ta sẽ cùng bàn về hai nhân vật kia sau.

Nguyễn Huệ còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ, hay Hồ Thơm, người dân Quy Nhơn truyền tai nhau gọi là Ba Thơm (vì là em trai thứ 2 trong nhà). Ông là một trong số hiếm các nhân vật lịch sử được miêu tả lại hình dạng rất rõ ràng nhưng cũng không kém phần vi diệu. Sử lưu lại rằng Nguyễn Huệ vóc dáng vạm vỡ, tóc quăn, mặt mụn, nước da ngăm đen. Đặc biệt là đôi mắt nhỏ nhưng sáng như ánh điện, có thể nhìn rõ cảnh vật trong đêm đen, thậm chí phát sáng. Cái nhìn của ngài có thể khiến người ta lạnh gáy run sợ, như có thể thấu tâm can lòng người. Không biết truyền thuyết cặp mắt đèn pha có phải để minh họa cho điều này chăng? Chứ mắt mà chiếu sáng được thì ngài là dị nhân chứ không phải người thường…. Dù sao, trước giờ các “thiên tử” đều được miêu tả trong sử sách bằng những hình ảnh rất lạ thường xuất chúng.

Nói dông dài ta lại qua về với Ô Long đao. Nhắc tới Nguyễn Huệ thì không thể không nhắc tới thanh đao lừng lẫy này. Tương truyền Nguyễn Huệ đang dẫn quân qua đèo An Khê thì bị chặn đường, không phải bởi sơn tặc, mà bởi hai con rắn đen bóng to tổ tướng. Gặp người hiện đại nếu không phải vật ra đất ngất thì chính là chảy nước miếng thèm thịt rắn, nhưng Nguyễn Huệ là lúc này là một thanh niên sáng láng lịch sự nên ngài cất lời:

-"Nếu Sơn thần, Xà thần phù trợ cho việc làm chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, biết trước sự thành công thì xin Xà thần mở đường cho quân đi, còn sự nghiệp không thành, thì xin Xà thần hãy trị tội mình tôi, để nghĩa sĩ trở về với gia đình, đồng ruộng"

Cặp rắn lúc này mới mở đường cho quân lính đi qua, còn tiện thể tặng Nguyễn Huệ một thanh đao đen tuyền, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi cũng bằng kim loại đen phát ra ánh sáng lạnh lùng đáng sợ, quả là chủ nào tớ nấy. Ô long đao từ đó trở thành vũ khí cùng Nguyễn Huệ vào Nam ra Bắc, lập bao chiến công hiển hách. Tới lúc ngài xưng vương trở thành Pikachu, à không, là Quang Trung Hoàng Đế, Bắc Bình Vương, cái tên Ô Long Đao đã không thể nào tách rời khỏi uy danh của ngài. Ô Long Đao cũng là một trong những thập thần binh khí Tây Sơn, mà trước đây chúng ta từng nhắc đến Vĩ Mao Cung cũng là một thần khí thuộc trong mười binh khí đó. Chỉ khác là Vĩ Mao thì thuộc C4 tứ thần cung, còn Ô Long thì trực thuộc nhóm ba con rồng tam thần đao.

Ngày nay tại đèo An Khê vẫn còn Xà Miếu để tưởng niệm sự trợ giúp của cặp xà thần năm nào. Và tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đang ngự một bảo tàng Quang Trung rất hoành tráng. Khi nào có dịp, hẳn các bạn cũng có thể ghé xem để biết thêm về nhân vật nổi tiếng này trong lịch sử Việt Nam. Hay tối thiểu các bạn chỉ cần nhớ, Quang Trung và Nguyễn Huệ không phải vợ chồng là được

Share this post

About Naveed Iqbal

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim venenatis fermentum mollis. Duis vulputate elit in elit. Follow him on Google+.

0 nhận xét:

About-Privacy Policy-Contact us
Copyright © 2013 Võ thuật Cổ Truyền - Võ Cổ Truyền Việt Nam - tin tức liên đoàn Võ thuật cổ truyền. Distributed By Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Blogger Template by Trung Đức
Proudly Powered by Võ Cổ truyền Việt Nam Phát triển xây dựng nội sung Bánh ngọtViệt Nam Bánh kem Hương vị Việt #banhngotvn Xem nhiều mẫu bánh sinh nhật võ thuật
back to top